Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Bình bài thơ "Chiều xuân" của nữ sĩ Anh Thơ.

Hướng dẫn giải

   Đọc hồi kí "Từ bến sông Thương " độc giả mới biết chị Anh Thơ viết tập thơ đầu tay "Bức tranh quê " phải giấu bố, viết vụng trộm, ông cụ biết được là phải đòn, vì cụ cho rằng con gái làm thơ chỉ tổ ế chồng, chỉ để viết thư cho giai. Rồi chị cũng viết được ba mươi bài gửi thi ở Tự lực văn đoàn và được giải năm 1939, chính thức bước vào làng thơ. "Bức tranh quê ", đúng như tên gọi, là những bức tranh bằng thơ vẽ lại cảnh thôn quê thời đó, mỗi bài thường là mười hai câu, có kết cấu khá giống nhau, nhưng các chi tiết đều sắc sảo, không trùng lặp. Tập thơ mở đầu bằng các bài về cảnh mùa xuân rồi lần lượt mùa hạ, mùa thu, cuối cùng là mùa đông với các bài thơ Tết. Bài "Chiều xuân " này được in ở đầu tập thơ.

   Chọn chiều mưa bụi, Anh Thơ có dịp nói được cái đặc sắc của thời tiết xứ Bắc. Nông thôn ta hồi đó thưa vắng (cả nước hai mươi triệu dân), nền kinh tế tiểu nông càng khép kín xóm làng, cuộc sống yên tĩnh, có phần ngưng đọng. Trong chiều mưa lạnh này, nơi bến sông rìa làng càng tiêu điều vắng vẻ. Một khung cảnh không âm thanh, không sắc màu tươi sáng: mưa rơi rất êm, bến rất vắng, có được con đò thì cũng lười biếng bất động, một quán nước không người. Động đậy một chút chỉ là những cánh hoa xoan tím rụng tơi bời. Nhưng những cánh hoa ấy lại quá nhỏ và nhẹ, nó lẫn với màn mưa rồi cùng chìm vào cái vắng và lặng của trời chiều.

   Ba đoạn thơ là ba khung cảnh. Cảnh đầu tiên là bến vắng. Cảnh hai là đường đê. Vẫn làn mưa bụi ấy bay dăng nhưng đã có sự hoạt động: có đàn sáo khi bay khi đậu, có trâu bò gặm cỏ, và những "Cánh bướm rập rờn bay trước gió ". Đoạn thơ có nhiều nét tươi mát và thơ mộng, chứng tỏ người viết biết quan sát và lại có hồn thơ nên cảnh vừa thực lại vừa có cái kì ảo, như câu thơ: "Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa" hay cái sắc "cỏ non tràn biếc cỏ " và "đàn sáo mổ vu vơ". Những ý thơ ấy điểm xuyết cho những câu thơ tả thực, tạo nên cái lung linh sinh động của cảm giác, ảo giác. Có những cảnh bình thường, quen thuộc, hàng ngày ai cũng thấy, qua mắt nhìn Anh Thơ bỗng nhiên mới mẻ đầy kì thú. Nhìn, đã thành một phát hiện. Năng khiếu thơ chính ở chỗ này, nó phải thấy được những gì mà người thường không thấy. Chị tả ông thầy bói:

    "Bước gậy lần như những bước chiêm bao".

   Và một vệt khói buổi đầu ngày mùa hạ:

    "Vươn mình lên như tỉnh giấc mơ say".

   Điều đáng quý ở Anh Thơ là chị tìm cảm hứng ngay từ những khung cảnh bình thưòng quanh chị. Chị không mĩ lệ hoá nhưng vẫn tìm được cái đẹp trong sự bình dị. Đoạn cuối bài thơ "Chiều xuân" vẫn là cảnh thường thấy ở chốn quê: cảnh ngoài cánh đồng đang mùa cào cỏ. Bài thơ rất dễ bằng phẳng nếu ở đoạn cuối này không có nét gì đột biến. Nét đột biến ở đây là... một cô nàng yếm thắm, một cái giật mình:

    "Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

    Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

    Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

    Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa ".

   So với cảnh đầu bài thơ, ở đây không gian đã hoạt động hơn, đã có con người làm lụng và cảm xúc, ruộng lúa sắp ra hoa thay vì hoa xoan rụng. Cảnh sắc bớt vắng vẻ, bài thơ có được cái ấm áp của đời thường.

   Các bài thơ trong "Bức tranh quê " có chất lượng khá gần nhau, ít cái hay đột xuất, nhưng bài nào cũng ý vị, cho ta thấy hình ảnh của quê hương ta cách đây nửa thế kỉ, thấy cả vẻ đẹp lẫn nỗi nghèo khó, thô thiển của đời sống dân quê.

   Sau "Bức tranh quê", Anh Thơ định viết "Bức tranh thành thị", nhưng không thành công. Sống ở quê từ tấm bé, những cảnh sắc quê hương thấm vào chị từ tuổi thơ, nên chị mới diễn đạt cảnh quê bằng nhiều sắc thái chân thật và độc đáo đến thế. Không chỉ quan sát bằng nhìn ngắm mà phải sống với hồn của cảnh vật thì thơ mới tả được cái thân của cảnh. Đọc "Bức tranh quê " không nên đòi hỏi chiều sâu của tư tưởng. Anh Thơ không quen đặt những vấn đề lớn trong thơ, chị thích viết những điều trông thấy quanh mình. Thơ chị hay ở tài quan sát và cố nhiên cũng ở tình cảm của chị đối với làng quê.

            Vũ Quần Phương

            (Trích "Thơ với lời bình";

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK