Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Tỏa nhị Kiều - Xuân Diệu Anh/ chị hãy phân tích truyện ngắn "Tỏa nhị Kiều" của Xuân Diệu

Anh/ chị hãy phân tích truyện ngắn "Tỏa nhị Kiều" của Xuân Diệu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Nhắc đến Xuân Diệu, nhiều người thường chỉ nhớ đến tài thơ của ông. Thực ra, đây là một cây bút đa tài. Bên cạnh một Xuân Diệu nhà thơ còn có một Xuân Diệu nhà văn với nhiều truyện ngắn có thể sánh ngang với những truyện ngắn có giá trị đương thời. Trong số các truyện ngắn của Xuân Diệu, không thể không nhắc tới thiên truyện Tỏa Nhị Kiều.
Tỏa nhị Kiều là truyện ngắn rút từ tập truyện ngắn và bút ký Phấn thông vàng xuất bản năm 1939 của Xuân Diệu. Ba chữ "Toả Nhị Kiều" là mượn ở một câu thơ của Đỗ Mục đời nhà Đường (Trung Quốc):
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị kiều.
Nghĩa là: Ngọn gió đông nếu không giúp Chu Du (phóng hỏa phá trận xích Bích của Tào Tháo), thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước (tên một tòa lâu đài do Tào Tháo 
dựng lên với ý định nếu chiếm được đất Giang Nam (Đông Ngô), nơi Chu Du làm chủ tướng, sẽ bắt hai chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều có sắc đẹp nổi tiếng là vợ Tôn Sách và Chu Du đem về ở đó) sẽ là nơi giam hai nàng Kiều. Và đó còn là ý thơ mà sau này Nguyễn Du đã đưa vào tác phẩm Truyện, Kiều:
Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều.
Tuy vậy, truyện Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu lại không phải là sự minh họa cho những câu thơ ấy. ỏ đây, người đọc dễ dàng nhận ra không có gì giống với đài Đồng Tước, cũng chẳng có ai tuổi xuân bị giam hãm. Trong tác phẩm, tuy có hình ảnh của hai cô gái Quỳnh và Giao, nhưng họ không có gì giống với những nàng Kiểu của nhà thơ Đỗ Mục hay Nguyễn Du. vì thế mà ba chữ "Toả Nhị Kiều" Xuân Diệu đặt làm tựa đề cho tác phẩm có bao hàm một ý trào lộng, mỉa mai. Nhan đề đó dường như đã báo trước, đã định sẵn cái giọng điệu chủ đạo của thiên truyện này.
Trước hết, Xuân Diệu hướng ngòi bút miêu tả của mình vào hai nhân vật chính của tác phẩm: Hai cô gái được gọi là "nhị Kiều" kia không có một nét đẹp nào của hai nàng Kiều của Nguyễn Du. Tác giả cũng không tả họ là những người xấu. Điêu ông đặc biệt nhấn mạnh là họ không đẹp, nhưng cũng không xấu; không vui, nhưng cũng không buồn. Với hai cô gái này, cái gì cũng lỡ cỡ, dở dang, không có một bản sắc rõ rệt và thật khó có thể gọi tên. "Mọi vật đều buồn một cách lưng chừng, xui lòng tôi cũng không đủ cớ mà buồn nữa kia, phải chịu ngùi ngùi một cách vô lí". Có thể nói, Xuân Diệu đã rất tài tình khi tìm ra nhiều cách khác nhau để thể hiện một trạng thái vốn rất khó thể hiện là sự dở dang, lỡ cỡ. Tác giả đã tung ra cả một vốn liếng từ ngữ phong phú để thể hiện thành công trạng thái đơn điệu và tẻ nhạt. Cách nói của Xuân Diệu khiến người đọc luôn thấy thú vị bởi những hình ảnh sống động và những so sánh bất ngờ. Chẳng hạn, tác giả viết: "Họ ngây ngây thơ thơ (chứ không được là ngây thơ), họ lặng lẽ và ngơ ngác; ấy là hai hạt cơm", Mà "hạt cơm" thì chẳng có gì khiến người ta cố ấn tượng gì đặc biệt.
Và cứ thế, Xuân Diệu để cho hai cô sống trong một thế giới mà tất cả đều bằng lặng, nhạt nhòa, không sắc thái, không biến động "cứ buồn buồn ngồi đó, trên trường kỷ, chờ đợi một cái gì xảy đến...". Cuộc sống của Quỳnh và Giao uể oải, đờ dẫn, đơn điệu, không vui, không buồn, không sáng, không tối, nhợt nhạt, nửa thức, nửa ngủ, quẩn quanh trong những cái không bao giờ thay đổi. Cuộc sống ấy khiến tác giả "thương hai cô như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh, khi chiều giăng lưới qua muôn gốc cây". Tác giả muốn hai cô đừng sống một cách đờ đẫn mà hãy sôi động lên, ít ra cũng là ở tính cách: "Giá họ đàng điếm, hung dữ, trơ trẽn lẳng lơ, tôi sẽ được vui vì thấy họ có việc... thà họ làm cho tôi ghét còn hơn làm cho tôi thương". Nhưng vô ích, ngay cả khi nhân vật tôi cố tình chọc ghẹo, tô ra "kém giáo dục" cốt để hai cô cáu kỉnh hay tức giận... nhưng buồn thay, các cô vẫn chẳng có phản ứng gì, ngoại trừ mắt của cô em có vẻ "ướt hơn thường ngày"...
Và Xuân Diệu không chỉ nói về hai người con gái ấy, nhã vãn tựa hồ muốn dựng lại cả một thế giới mà trong đố mọi người đểu sống tẻ nhạt, buồn chán như nhau. Cảm gíac ấy người đọc chẳng những có thể nhận thấy dễ dàng ở hai cô gái Quỳnh và Giao mà còn nhận thấy ở các nhân vật ông bố và bà mẹ. Họ có mặt mà cũng như không. Có lẽ chính vì thế mà lúc đẩu tác giả nghĩ: "ông chủ góa vợ, hai cô mồ côi", Ông bố thì không có gì để làm, không cổ gì để nghĩ, bất động trong một căn phòng nửa . sáng nửa tối, Và vì không có việc gì để làm, không có gì để nghĩ nên đối với ông, việc tủn mủn thường nhật cũng trở thành hệ trọng. Chẳng hạn: việc tác giả vội đi vào gác trong không kịp xin phép đã bị ông cự lại và coi đó như một sự kiện lớn lao của ngày hôm ấy.
Ngoài ra, ngay anh bạn Phan của tác giả cũng có một cuộc sống tuy không khổ, nhưng cũng chẳng có gì vui vẻ. Cuộc sống của anh tẻ nhạt và chán chường đến nỗi nếu tác giả "gặp được nơi khóe môi anh một chút nhíu da giống như một phần sáu của nụ cười", thì đó cũng đã là điều khiến tác giả vui vui và nghĩ đến một điều tốt lành cho anh.
Bên cạnh những con người sống tẻ nhạt, thiếu sinh sắc là một khung cảnh chán chường, không có lấy một chút dáng vẻ riêng. Tất cả cảnh vật vã con người tồn tại mà như không tổn tại, cho dù chỉ cách chợ Hàng Da náo nhiệt có "một trăm bước chân".
Khi viết về cái thế giới nhạt nhòa ấy, Xuân Diệu không muốn lên tiếng tố cáo cái nghèo khổ, tối tăm... Cuộc sống của hai cô gái Quỳnh và Giao, của Phan hay của ông bố không nghèo, không tối tăm, không bất hạnh, không bị xã hội tàn bạo vùi dập, tức là họ không được miêu tả như Ngô Tất Tố viết về chị Dậu (Tắt đèn) hay như Nam Cao viết về Chí Phèo. Trong cách nhìn của Xuân Diệu, hình .như cái nghèo, cái xấu, cái tối tăm... cũng có bản sắc; và do đó, chúng cũng có thể gợỉ ra, định vị được một cái gì đó riêng biệt trong cuộc đời này. Cái mà Xuân Diệu không thể nào chấp nhận được không phải là nghèo khổ, tối tăm, mà là một lối sống một cách sống nhạt nhòa, không bản sắc như ngọn đèn sáng leo lét, chực tắt, nhưng không tắt hẳn.
Thế giới bao trùm của Tỏa nhị Kiều là thế giới không có gì là của riêng mình, triển miên trong một nỗi buồn âm thầm. Đấy là một "Ao đời bằng phẳng", mỗi con người đều không phải là một bản ngã, không phải là một cái "tôi”. Theo Xuân Diệu, điểu cần nhất ở hai cô Quỳnh và Giao không phải là sự nết na, thùy mị... mà mái cô phải có nét gì đó để chứng tỏ cái "tôi" cá nhân, cá thể của mình thật sự có mặt trên đời. Nhà thơ cảm thấy bất bình với những con người, những cuộc đời không bản sắc, tồn tại mà như không tổn tại, một trạng thái đỡ đầu, uể oải, ngày này qua tháng khác chẳng có chút đổi thay.
Nếu như ở những bài thơ Vội vàng hay Giục giã, Xuân Diệu trực tiếp thể hiện lòng ham sống, sống mãnh liệt, sống chói lọi:
Ta muốn ôm,
Cả sự sống bắt đầu mơn mởn;
... Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
(Giục giã)
thì ở Tỏa nhị Kiều, Xuân Diệu lại muốn trình bày khát vọng trên đây ở dạng phản đề: ông vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh vô cùng buồn chán tội nghiệp của những con người sống mà như không sống, những gương mặt "mờ mờ nhân ảnh”...
Tỏa nhị Kiều đúng như Xuân Diệu nói, là một "truyện ý tưởng". Câu chuyện chử yếu gợi cho người đọc suy ngẫm về một "ý tưởng" của tác giả. Do đó, phần hết sức quan trọng của tác phẩm không chỉ ở tình tiết, nhân vật mà còn ở những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề thông qua nhân vật "tôi", người kể chuyện. Chẳng hạn, khi nhìn thấy cuộc đời vô vị của hai cô gái, tác giả liền liên tưởng đến "những cụ già còn đôi chút sức lực, ngày ngày quanh quất giữa bàn ghế trong nhà. Cứ tự nhiên im im như thế, các cụ ăn, ngủ và may thay trong lúc ấy, thì giờ qua...’’-, hoặc là: "Tôi rất nhớ những khi xế trưa, nắng ngả vào bếp nhà tôi. Lửa tắt, than lạnh, chỉ còn đôi con ruổi lơ thơ đậu dưới đất thỉnh thoảng bay lên kêu vo vo... Đến nỗi một người đơn giản như mẹ tôi cũng buột mồm nói "cơm mai rồi cơm chiểu, rút cục mỗi ngày hai bữa cơm". Tác giả dẫn ra những câu chuyện ấy, thoạt xem tưởng chẳng liên quan gì với câu chuyện của hai cô gái Quỳnh và Giao. Kỳ thực, cũng chẳng khác gì nhau. Chúng ta bỗng giật mình nhìn lại, té ra chìm trong cái "Ao đời bằng phẳng” kia đâu phải chỉ có hai cô gái lỡ làng, đâu chỉ có chàng Phan hay ông bố các cô mà còn có biết bao người đang sống quanh ta và rất có thể “ thật đáng sợ - có cả chúng ta nữa!
Như vậy, rõ ràng, qua Tỏa nhị Kiều, Xuân Diệu đã đưa ra lời cảnh báo về khả năng nhàm chán trong cuộc sống của mỗi một con người nếu không biết sống cho ra sống. Tác giả đã gián tiếp kêu gọi một cách sống mạnh mẽ, có bản sắc, cd cá tính, sống có ý nghĩa, sống hết mình với cuộc đời này, đem tất cả tài năng và tâm huyết của mình đốt lên ngọn lửa chói lọi làm rạng rỡ cho đời và cho sự sống của mình.
Đọc Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu, nhiều người thấy có nét tương đồng với ý tứ bài thơ Quẩn quanh của Huy Cận, truyện ngắn Đời thừa, tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, hay một số truyện: Cái đồng hồ, Hai anh học trò có vợ... Những tác phẩm này chỉ có thể ra đời khi ý thức cá nhân đã thức tỉnh mạnh mẽ ở những người cầm bút vào những năm 30 của thế kỷ này. Xét ở một phương diện nào đó, có thể xem đó là một bước tiến của tư tưởng Việt Nam trên quá trình phát triển lịch sử của nó trong thế kỷ XX.

Xem thêm >>> Phân tích hình ảnh của chị em Thúy Kiều để từ đó nhận ra nghệ thuật tả người của Nguyễn Du

Chúc các bạn học tập tốt <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK