"Vi hành" nói về chuyến đi của một người An Nam – nhân vật “tôi” trên tàu điện ngầm ở Pháp, Trong chuyến đi ấy, nhân vật “tôi” bị một đôi trai gái người Pháp hiểu nhầm là vua Khải Định. Câu chuyện nói về những lời nhận xét của đôi trai gái về Khải Định và suy nghĩ của nhân vật “tôi”.
- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành đấy”): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp về Khải Định.
- Phần 2 (đoạn còn lại): Thái độ, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Khải Định, về chế độ cai trị của bọn thực dân.
Câu 1 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn:
+ Sự đối lập giữa bản chất bù nhìn, sa đọa, bên trong và vẻ hình thức bên ngoài của Khải Định.
Câu 2 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Tình huống truyện: sự nhầm lẫn của một đôi trai gái Pháp giữa một người An Nam và vua Khải Định.
- Tác dụng: bộc lộ chân thực dáng vẻ, bản chất của vua bù nhìn Khải Định dù nhân vật này không trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện.
Câu 3 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Hình tượng Khải Định:
+ Ngoại hình: da vàng bủng, mũi tẹt, mắt xếch.
+ Trang phục: lố lăng, kệch cỡm, cố phô ra vẻ quyền quý, sang trọng.
+ Điệu bộ, cử chỉ: lấm lét, lúng túng.
→ Một tên vua bù nhìn, bản chất xấu xa, hèn mọn.
- Tính chiến đấu của tác phẩm:
+ Vạch trần bộ mặt thật của vua bù nhìn Khải Định.
+ Lên án, tố cáo. chính sách cai trị bịp bợm, ngu dân, đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện của thực dân Pháp.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK