Soạn bài : Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

- Phần 1 (từ đầu ... buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức

- Phần 2 (tiếp … trở lại liền): cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con

- Phần 3 (còn lại): cuộc đoàn tụ của hai cha con

Câu 1 (trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Câu chuyện kể về người nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, thương vợ, thương con. Một hôm anh bắt gặp vợ ngoại tình dù cả hai vợ chồng đã có với nhau 3 mặt con. Vợ anh là Hồ Thị Lựu hỗn láo và níu chồng để tình nhân chạy thoát. Anh vô tình đẩy xô vợ ngã, thị chết, anh bỏ chốn. Một thời gian sau, anh trở về thăm con nhưng sợ ảnh hưởng tới con nên anh định nhảy sông tự tử, nhưng thằng Tí đuổi theo cha. Hai cha con gặp nhau trên Mê Tức, nó khuyên cha trở về, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con, gia đình đoàn tụ.

Câu 2 (Trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Tình cảm cha con trong bài:

- Người cha đi biệt xứ vẫn nhớ tới con, lo lắng cho con

    + Không sợ nguy hiểm tới bản thân, không sợ liên lụy tới con nên vội trốn đi

    + Có ý định tự tử để bảo toàn sự an toàn cho con

    + Dù ở xa con nhưng vẫn dõi theo con từng ngày.

→ Người cha bao dung, nhân hậu hết lòng vì con cái, không màng tới sự an nguy của bản thân.

Người bố sẵn sàng xa con, chịu cực khổ để con có cuộc sống yên bình.

- Tình cảm của người con dành cho cha tha thiết, mãnh liệt:

    + Ban đầu Tí nghĩ cha đã chết, nên khi cha trở về nó bất ngờ khôn cùng

    + Khi nghe ông ngoại nói, Tí càng thêm thương cha, quý trọng cha

    + Gặp cha trên cầu Mê Tức nó nắm tay cha nó, ôm chặt cha nó nghẹn ngào

→ Đứa con thương cha, hiếu nghĩa, thấu hiểu nỗi khổ cha

Câu 3 (Trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Để tạo ra tình huống giàu kịch tính tác giả tạo ra nhiều những mâu thuẫn:

- Người cha muốn bỏ đi để con tìm hạnh phúc (vì không ai chịu gả con gái cho người con một người đi tù)

- Tình huống truyện đặt ra căng thẳng, phức tạp khi cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 11 năm nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh

→ Cuộc đối thoại của hai cha con đi tới kết thúc tốt đẹp, người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng, người sống trong đạo lí bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp.

Câu 4 ( trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Nhân vật người con Trần Văn Tí có tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh:

    + Tí đã đưa lối thoát cho tình huống tưởng như bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù còn khó khăn.

    + Bằng tình yêu thương, hiếu thảo với cha Tí đã giúp cha vượt qua khó khăn về tâm lý

- Người cha trong truyện thương con vô hạn, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc của con

→ Hai cha con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết.

- Tình cảm của hai cha con chân thật, cảm động, thấm đẫm tình người.

Câu 5 (trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật kể chuyện:

    + Kể theo trình tự thời gian tạo người đọc dễ theo dõi, nắm được cốt truyện

    + Đoạn đối thoại giữa hai cha con lên tới cao trào, nhanh và cảm động

    + Cách miêu tả nhân vật giản dị, chân thật

    + Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

→ Tác giả Hồ Biểu Chánh để lại ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện cảm động, lời thoại nhân vật có chiều sâu của cảm xúc, có diễn biến tâm lý nhân vật

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK