Trang chủ Lớp 10 Tin học Lớp 10 SGK Cũ Chương I: Một Số Khái Niệm Cơ Bản Của Tin Học Tin học 10 Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin

Tin học 10 Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Mục đích, yêu cầu

  • Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính
  • Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự, số nguyên
  • Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động

1.2. Nội dung

1. Củng cố khái niệm

  • Thông tin là gì?
    • Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó.
  • Để phân biệt giữa đối tượng này với đối tượng khác người ta dựa vào đâu? Tập hợp các thuộc tính của đối tượng
    • Dữ liệu là gì?
    • Dữ liệu là thông tin đã được mã hóa và đưa vào máy tính.
  • Để xác định độ lớn của một lượng thông tin người ta dùng gì?
    • Các đơn vị đo thông tin: byte, KB, MB, GB, TB, PB.
  • Tin học dùng hệ đếm nào?

    • Hệ nhị phân và hexa.

  • Cách biểu diễn số nguyên và số thực trong máy tính?

    • Cách chuyển đổi từ hệ 10 sang hệ P (P là hệ 2 hoặc 16).

    • Quy tắc: lấy số cần chuyển đổi chia cho P lấy số dư ra rồi viết số dư theo chiều ngược lại.

Bài tập 1

Hãy chọn những khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

a. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực tính toán.

b. Học tin học là học sử dụng máy tính.

c. Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người.

d. Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về tin học.

Gợi ý trả lời:

c, d là các câu đúng.

Bài tập 2

Trong các đẳng thức sau đây, những đẳng thức nào là đúng?

a. 1KB = 1000 byte

b. 1KB = 1024 byte

c. 1MB = 1000000 byte

Lưu ý:

  • Chính xác: 1 KB = 210Byte
  • Nhưng đôi khi người ta lấy: 1 KB = 1000Byte

Gợi ý trả lời:

Câu đúng là câu b)

Bài tập 3

Có 10 học sinh xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ.

Gợi ý trả lời:

Qui ước: Nam:0, nữ:1

Ta có dãy bit: 1001101011

2. Hướng dẫn sử dụng bảng mã ASCII

Bài tập 4

Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã nhị phân: "VN", "Tin".

Gợi ý trả lời:

"VN" tương ứng với dãy bit: "01010110  01001110"

"Tin" tương ứng dãy bit: "01010100  01101001  01101110"

Bài tập 5

Dãy bit "01001000 01101111 01100001" tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự nào?

Gợi ý trả lời:

Dãy bit đã cho tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự: "Hoa".

Bài tập 6

Phát biểu "Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân" là đúng hay sai? Hãy giải thích.

Gợi ý trả lời:

Phát biểu trên là đúng, vì các thiết bị điện tử trong máy tính chỉ hoạt động theo 1 trong 2 trạng thái.

Bài tập 7

Đổi các số sau sang hệ 2 và 16: 7; 15; 22; 127; 97; 123.75

Gợi ý trả lời:

Số - Hệ 2 16
7 111 7
15 1111 F
22 10110 16
127 1111111 7F
97 1100001 61
123.75 1111011.11 7B.C

Bài tập 8

Đổi các số sau sang hệ cơ số 10: 5D16; 7D716; 1111112; 101101012

Gợi ý trả lời:

  • 5D16 = 5x161 + 13x160 = 9310
  • 7D716 = 7x162 + 13x161 + 14x160 = 200710
  • 1111112 = 1x25 + 1x24 + 1x23 + 1x22 + 1x21 + 1x20 = 6310
  • 101101012 = 1x27 + 0x26 + 1x25 + 1x24 + 0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 = 18110

​Bài tập 9

a. Đổi từ hệ hexa sang hệ nhị phân: 5E;  2A; 4B; 6C.

b. Đổi từ hệ nhị phân sang hệ hexa: 1101011; 10001001; 1101001; 10110.

Gợi ý trả lời:

a.

  • 5E16:  5 = 01012, E = 14 = 11102
  • 5E16 = 0101 11012

Tương tự:

  • 2A16 = 0010 10102
  • 4B16 = 0100 10112
  • 6C16 = 0110 11012

b. 

  • 11010112: 0110 = 6; 1011 = 11=B
  •  11010112 = 6B16

Tương tự:

  • 100010012 = 8916
  • 11010012 = 6916
  • 101102 = 1616

3. Hướng dẫn cách biểu diễn số nguyên và số thực

Bài tập 10

Để mã hoá số nguyên -27 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte?

Gợi ý trả lời:

Để mã hoá số  -27 cần 1 byte.

Bài tập 11

Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phảy động: 11005; 25,879; 0,000984.

Gợi ý trả lời:

  • 11005    =   0.11005x 105
  • 25,879    =   0.25879x102
  • 0,000984   =   0.984x 10-3

2. Luyện tập Bài thực hành 1 Tin học 10

Sau khi học xong Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Cách mã hoá và giải mã xâu kí tự và số nguyên
  • Cách đọc bảng mã ASCII, phân biệt mã thập phân và mã hexa

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Bài tập và thực hành 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Bài tập và thực hành 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 17 SGK Tin học 10

Bài tập 2 trang 17 SGK Tin học 10

Bài tập 3 trang 17 SGK Tin học 10

Bài tập 4 trang 17 SGK Tin học 10

Bài tập 5 trang 17 SGK Tin học 10

3. Hỏi đáp Bài thực hành 1 Tin học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 10 HOCTAP247

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK