Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Trong câu thơ lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến – Thu điếu),từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.
b, Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau:
- lá gan, lá phổi, lá lách,... từ lá được dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
- lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,... từ lá được dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
- lá cờ, lá buồm,... từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.
-lá cót, lá chiếu, lá thuyền... từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,...
-lá tôn, lá đồng, lá vàng,... từ lá dùng với các từ chỉ kim loại.
Trong các trường hợp trên, từ lá tuy được dùng với các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:
- Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm tương đồng: đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt, có bề mặt như cái lá cây.
- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Đặt câu với các từ chỉ bộ phận cơ thể người ( tay, chân, mặt, miệng...) mang nghĩa chỉ cả con người:
- Nhờ sự chăm chỉ và cống hiến hết mình trong học tập cũng như trong các hoạt động Đoàn thể, anh ấy đã trở thành gương mặt tiêu biểu của trường.
- Một mình bác ấy làm việc để nuôi bốn miệng ăn.
- Anh ấy là một chân trụ vững chắc của cả đội bóng.
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: mặn, ngọt, chua, cay, đắng...
Đặt câu:
-Chị ấy còn trẻ mà phải gặp những cơ cực, cay đắng của cuộc đời.
-Cô ấy có một giọng nói ngọt như mía lùi.
-Anh ấy nói chuyện một cách khinh bỉ, chua chát.
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
- Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ, giúp... các từ này đều có sự giống nhau về nghĩa. Nhưng từ cậy khác từ nhờ, giúp ở nét nghĩa: dùng từ cậy thể hiện được niềm tin và hiệu quả giúp đỡ từ người khác.
- Từ đồng nghĩa với từ chịu là từ nhận, nghe.... Các từ này đều mang nghĩa chung đó là sự đồng ý, sự chấp nhận với người khác. Tuy vậy:
+ Từ chịu thuận theo người khác theo một lẽ nào đó mà mình không thể không từ chối được.
+ Từ nhận là sự tiếp nhận đồng ý một cách bình thường.
+ Nghe: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên.
Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Chọn từ canh cánh vì: từ này khắc họa tâm trạng triền miên của Bác. Khi kết hợp với từ canh cánh thì cụm từ làm chủ ngữ “Nhật kí trong tù” được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người Bác Hồ.
Các từ khác, chỉ nối đến một tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù.
b, Trong các từ đã cho, chỉ có thể dùng từ dính dấp hoặc liên can vào trong trường hợp này. Các từ còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c, Trong trường hợp này cần dùng từ bạn. các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ở chỗ:
- bầu bạn: mang nghĩa khái quát, chỉ tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi, mang tính khẩu ngữ. Với câu đã nêu chủ ngữ “Việt Nam” ( số ít, trang trọng) nên không thể dùng từ bầu bạn.
- bạn hữu: mang nghĩa cụ thể, gần gũi nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
- bạn bè: vừa có nét khái quát vừa có sắc thái thân mật, suồng sã nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK