Đề bài: Cảm nhận về bài "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Các sáng tác của ông đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Đặc biệt vấn dề về đạo đức của con người được nhà thơ quan tâm và thế hiện ở nhiều góc độ. Và Lục Vàn Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là điều cốt lõi, là khát vọng xây dựng mối quan hệ bè bạn giữa người với người. Trong hệ thống nhân vật lí tưởng của tác phẩm, ông Quán là một nhân vật hấp dẫn. Đó là một nhà Nho ở ẩn, thực chất cũng chính là bản thân Đồ Chiểu tự bộc bạch tình cảm của mình trước sự đời.
Lục Vân Tiên không phải là tác phẩm đề cao trung, hiếu, tiết, hạnh mà là tác phẩm đề cao nhân nghĩa và phê phán tất cả những cái gì là bất nhân, bất nghĩa. Bao trùm tác phẩm là những tình cảm rất đẹp đẽ, hổn nhiên của những con người biết cứu giúp nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau lúc khó khăn, những con người sống chí tình chí nghĩa. Ngòi bút của nhà thơ bao giờ cùng sôi nổi, tràn đầy yêu thương. Viết Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu như có ý muốn nêu lên những tấm gương về luân lí đạo đức. Mà nói đến đạo đức phong kiến thì đều cơ bản là ái quốc. Trung quân là trung với nước, với lẽ phải, với lương tri con người.
Đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên gồm hai mươi sáu câu thơ lục bát, là lời của ông Quán. Trong lời ông Quán ta thấy rõ tư tưởng trung quân của Nguyễn Đình Chiểu trước hết không phải xuất phát từ vua mà từ dân, từ lợi ích của dân. Nhà thơ thấy chỉ có thể trung với những ông vua tốt, biết chăm lo cho dân, chứ đối với những tên vua xấu, vua ác làm hại dân, gây đau khổ cho dân thì ông lên án gay gắt. Bởi vậy cái ghét, tình thương của ông xuât phát từ một tấm lòng yêu thương sâu xa nồng thắm:
Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương.
Lẽ ghét thương là những lời tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu. Trong đoạn trích nói về lẽ ghét thương có hai mươi sáu câu thì trong đó có mười câu nói về lẽ ghét, mười sáu câu nói về tình thương, về lẽ thương (dài gần gấp đôi so với lời nói về ghét). Ta thấy căn nguyên, gốc rễ của cái ghét: ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm, những cái tầm phào, những cái đa đoan, những cái dổi trá, những cái mê dâm là vì chúng làm dối dân, làm dân nhọc nhằn, dân luống chịu lầm than muôn phần, làm dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Như vậy căn nguyên của cái ghét là bởi vì tình thương sâu sắc đối với người dân. Những kẻ có quyền, có ô lọng đã lợi dụng chỗ dựa để lừa gạt, làm hại dân... Thực ra là những ông vua bạo ngược, những kẻ kéo bè kéo phái gây chiến tranh hại dân... đời Kiệt, Trụ; đời U, Lệ; đời Ngũ Bá, đời Thúc, Quý.
Trong số mười câu thơ nói về lẽ ghét thì bốn câu có từ dân nói về nỗi khổ của dân:
Đề dân đến nồi sa hẩm sẩy hang.
Khiến dăn luống chịu lẩm than muôn phần.
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Sớm đâu tối đánh lằng nhằng dối dân.
Nỗi ghét được giãi bày sâu đậm, cao độ. Bằng việc sử dụng điệp từ ghét trong câu thơ tám tiếng:
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Đã diễn tả thái độ căm thù, khinh bỉ cực sâu. Đặc biệt nghệ thuật tăng cấp: cay - đắng - vào tận tâm tả cụ thể màu sắc, mùi vị và độ sâu tăng dần của cái ghét: Từ cái ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ sâu của lòng người: ghét vào tận tâm. Như vậy, nhà thơ đã vận dụng quy luật chuyển đổi cảm giác: Từ vị giác (cay - đắng kết hợp với từ ghét tạo nên một thứ cảm xúc đặc biệt ghét cay, ghét đắng, đến ghét vào tận tâm. Với cách diễn đạt tăng cấp này; Nguyễn Đình Chiểu cho thấy cái ghét của ông Quán chính là lòng căm cao độ, sâu cay. Ông căm thù tất cả những kẻ làm tổn hại đến cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân. Chính điều này đã thể hiện rõ tính nhân dân sâu sắc của thơ Đồ Chiểu).
Từ lẽ ghét, ông Quán bộc lộ tình thương bao la. Lời tự bạch của ông qua mười sáu câu thơ đã tỏ rõ thái độ kính yêu, trân trọng và tấm lòng cảm thương sâu sắc với những bậc hiền tài, đức hạnh, những người làm việc giúp dân. Mở đầu là ông nói tình thương của mình đối với Khổng Tử vất vả, gian lao trong công việc truyền đạo Nho:
Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.
Sau đó ông bộc lộ tình thương với thầy Nhan Tử, với Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, Lạc. Đó là những hiền nhân, quân tử, kiểu mẫu của dạo Nho, muốn hành đạo giúp vua cứu đời, cứu dân nhưng rút cục là gặp bất hạnh hoặc chết yểu, hoặc không được vua tin dùng... mơ ước và nguyện vọng hành đạo, cứu đời, cứu dân của họ không thành. Như vậy tình thương của ông Quán với những bậc quân tử cuối cùng cũng bởi tình thương dân, vì thương dân mà thương những người bị thất bại trong việc cứu giúp dân.
Nếu đoạn thơ mười câu nói về lẽ ghét của ông Quán thì ở đoạn thơ mười sáu câu ông Quán lại bộc lộ lòng thương yêu trực tiếp đốỉ với những người có tài cao, chí lớn, muốn cứu đời, giúp dân... mà gặp rủi ro bất trắc nên nguyện vọng cứu đời, cứu dân không thực hiện được trọn vẹn.
Đoạn thơ mười sáu câu đã thể hiện rõ tính chất bác ái, nhân bản bao la. Vẫn là nghệ thuật điệp từ thương lặp lại 9 lần với những cặp câu đốì xứng hài hòa. Đặc biệt, mở đầu đoạn thơ nhà thơ dùng hai từ thương: Thương là thương đức thánh nhân. Từ thương lặp lại nhiều lần đã biểu hiện niềm yêu thương tha thiết của ông Quán đối với Khổng Tử khi gặp gian nan, vất vả trên đường hành đạo.
Lòng thương của ông Quán rộng lớn bao la, thương cả những người chết yểu khi công danh còn dang dở:
Thương thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương cả những người không gặp may trên đường đời:
Thương ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
Và cả những người bị oan khiên bị giáng chức, ngồi tù: Đổng Tử, Nguyên Lượng.. Từ tình thương những người cụ thể, ông Quán bộc lộ tình thương đến sô phận cay đắng của con người trước những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa và xã hội. Đó cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt với nhân dân mà cốt lối là mong cho dân tộc được hạnh phúc, bình an.
Đoạn trích có bố cục chặt chẽ, mạch lạc và lô-gích. Có câu mở dầu nói về nỗi ghét:
Quản rằng: Ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Đối lập lại là những câu nói về tình thương và cũng có câu mở đầu:
Thương là thương đức thánh nhân
Kết cho cả hai đoạn là câu nói về cả ghét - thương:
Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét, nửa phần lạithương.
Những điệp từ ghét - thương trong các ý nhỏ vừa tách biệt, vừa liên kết các ý đã làm cho đoạn thơ liền mạch, chặt chẽ... tạo nên giọng thơ vừa trang nghiêm, vừa thống thiết xót xa.
Thông qua lời ông Quán, Nguyễn Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thể khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK