Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát Phân tích “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát (Bài 2)

Phân tích “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát (Bài 2)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát

Hướng dẫn giải

    Cao Bá Quát là người học rộng, tài cao, bản lĩnh, ông được người đời mệnh danh là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát). Thơ văn của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ, và mong muốn đổi mới xã hội. Tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một trong những sáng tác thể hiện tâm trạng của ông trước thực trạng xã hội đương thời.

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội, phải đi qua những sa mạc đầy năng gió, bởi vậy ông đã viết bài thơ này. Mượn hình ảnh những người đi trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi.

    Mở đầu bài thơ là hình ảnh những bãi cát dài nối tiếp nhau:

    Bãi cát dài lại bãi cát dài

    Đi một bước như lùi một bước

    Từ “bãi cát” được lặp lại hai lần, kết hợp với từ “lại” gợi ra trước mắt người đọc không gian hoang vu, tít tắp không có điểm dừng. Không gian ấy rộng lớn, như nuốt chửng người bộ hành cô đơn giữa sa mạc. Bãi cát ấy bị bao quanh bởi “Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp/ Nam sơn chi nam ba vạn cấp” con đường đó bị bao quanh bởi núi muôn trùng, sóng muôn đợt, đó là con đường tù túng, không lối thoát. Hành trình càng trở nên khó khăn vất vả hơn khi tiến một bước lại như lùi một bước. “Mặt trời đã lặn chưa dừng được” bởi hành trình đó quá xa xôi, quá nhiều thử thách khiến cho người bộ hành không dám dừng chân lấy một phút dù cả khi mặt trời đã xuống núi, muôn loài đã vào trạng thái nghỉ ngơi.

    Trong hành trình đầy cực khổ, vất vả lại không thể nhìn thấy đích tới, tất yếu tâm trạng của người bộ hành sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bải hoải:

    Lữ khách trên đường nước mắt

    Hình ảnh người lữ khách trên đường tủi cực, chán nản cũng chính là hình ảnh của tác giả và các trí thức đương thời trước thực tại xã hội đầy nhiễu nhương, rối ren lúc bấy giờ. Bởi vậy mà con đường theo đuổi công danh, hoạn lộ cũng gặp nhiều trắc trở, khó khăn hơn.

    Để từ đó Cao Bá Quát có những nhận thức về việc theo đuổi công danh:

    Xưa nay, phường danh lợi

    Tất tả trên đường đời.

    Đầu quán hơi men thơm quán rượu,

    Người say vô số, tỉnh bao người?

    Ông đồng nhất công danh với danh lợi, cách đồng nhất như vậy cho thấy thái độ mỉa mai, coi thường theo quan điểm của một nhà nho chân chính. Công danh vốn là cái nợ mà người làm trai phải trả đối với non sông, đất nước: “Đã làm trai ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Nhưng thực trạng xã hội đương thời nhiễu loạn, rối ren thì chí làm trai đó đâu có cơ hội để thực hiện, mộng công danh của những người quân tử bị vùi lấp, phường danh lợi đua chen tất tả, thắng thế. Đây cũng chính là nỗi đau của biết bao thế hệ nho sĩ trong thời buổi đất nước loạn lạc. Nhưng không ít người bị hơi men công danh làm cho chếnh choáng, không tỉnh táo, không ý thức được những việc mình đang làm. Câu hỏi tu từ “tỉnh bao người” vừa bộc lộ thái độ phê phán, vừa thể hiện sự đau xót của người trí thức chân chính trước thực trạng đau lòng của xã hội đương thời. Qua bốn câu thơ Cao Bá Quát bộc lộ thái độ coi thường vơi những người theo đuổi con đường công danh vô nghĩa và bản thân những kẻ mê muội đang miệt mài ngày đêm đi trên con đường đó.

    Trước thực trạng đó, Cao Bá Quát cũng băn khoăn lựa chọn: “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”. Và để sau đó ông đã đưa ra lựa chọn dứt khoát:

    Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

    Phía bắc núi Bắc muôn trùng,

    Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

    Anh đứng làm chi lên bãi cát?

    Tác giả một lần nữa nhận định về con đường công danh: con đường đó đầy chông gai, nguy hiểm, đường phẳng thì mờ mịt, không thấy lối, chỉ có bước đường ghê sợ chông gai thì nhiều. Đó còn là con đường bế tắc, không hi vọng “núi muôn trùng” “sóng muôn đợt” bủa vây lấy người nho sĩ. Bởi vậy “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát” là thái độ dứt khoát của tác giả từ bỏ theo đuổi con đường hoạn lộ công danh vô nghĩa.

    Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng, bãi cát vừa mang ý nghĩa tả thực vừa biểu tượng cho con đường công danh nhiều gian nan, đua tranh vô nghĩa. Nhịp điệu bài thơ thay đổi linh hoạt diễn tả những trắc trở khi đi trên bãi cát và con đường công danh. Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ thể hiện sự thức tỉnh của người trí sĩ khi nhận ra sự vô nghĩa của con đường công danh đương thời.

    Bằng hình ảnh bãi cát giàu ý nghĩa biểu trưng, tác phẩm đã khắc họa rõ nét hình ảnh người trí thức đương thời vừa cô độc, nhỏ bé, bi phẫn vừa kiên quyết khi từ bỏ con đường công danh. Từ đó bài thơ phản ánh thực trạng xã hội thối nát, đầy nguy hiểm với người trí thức tài hoa .

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK