Top 3 cách mở bài Thương vợ hay nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Top 3 cách mở bài Thương vợ hay nhất

Bài học hôm nay cũng học vui xin được giới thiệu với các bạn một tác phẩm nổi tiếng trong chương trình Văn học lớp 11, bài thơ Thương Vợ của nhà thơ Trần Tế Xương. Mời các bạn tham khảo top 3 cách viết mở bài cho bài thơ Thương vợ!

Mở bài Thương vợ

I. Mẫu mở bài hay về Thương vợ số 1

Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định (nay là phố hàng Nâu, thành phố Nam Định). Ông có cá tính rất phóng túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sông vào giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thực dân nửa phong kiến. Nam Định là nơi diễn ra cuộc sống ấy sớm và khá tập trung. Đó chính là hiện thực mà Tú Xương đã phản ánh rất sinh động và sắc nét trong một tiếng thơ trào phúng đặc sắc, với tiếng cười vỗ mặt sâu cay. Bên cạnh đó, ông còn có những bài thơ trữ tình đằm thắm mà tiêu biểu là bài Thương vợ viết về người bạn đời hiền thục, tần tảo của mình. Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng Việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt. Thương vợ được viết khoảng 1896 - 1897. Nhà thơ có đến mấy bài thơ viết về vợ. Bà là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương, là người vợ hiền thục, đảm đang tần tảo, rất mực yêu chồng thương con, biết trọng tài năng cá tính của ông. Vì vậy, Tú Xương rất nể và thương quý vợ. Bài thơ thể hiện được cả hai mặt của thơ Tú Xương: ân tình và hóm hỉnh.

Xem thêm: 

II. Mẫu mở bài bài Thương vợ số 2

Nhà văn Trần Tế Xương là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm nói về lòng thương. Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng Việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt. Thương vợ được viết khoảng 1896 - 1897. Tác phẩm giới thiệu hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả của bà Tú. Thời gian là quanh năm, có nghĩa là ngày nào cũng vậy, liên tục từ đầu năm đến cuối năm, không nghỉ một ngày nào; không gian là mom sông, một nơi kiếm sống lam lũ, có khi còn nguy hiểm, nhất là đối với người phụ nữ. 

III. Mẫu mở bài gián tiếp Thương vợ số 3

Nói về tình nghĩa vợ chồng không thể không nhắc đến tác phẩm Thương vợ của Trần Tế Xương. Đúng là Tú Xương đã ý thức được sâu sắc cái vô tích sự của mình, cái gánh nặng mình đã đem đến cho vợ nên mới có lời “tự chửi” như thế. Nhưng một người chồng mà dám viết và đã viết ra một lời như vậy thì hẳn là phái ăn năn nhiều về mình và thương quý, nể trọng vợ biết bao nhiêu. Người viết ra câu thơ “có chồng hờ hững” này chắc chắn không thể là người chồng hờ hững, mà trái lại, luôn mang ơn và biết đến công lao vợ đã nuôi mình. Chỉ có điều, ông không làm gì, không có cách gì đề giúp cho vợ. Đó chính là “cái bi kịch” gia đình đã thành nỗi niềm Thương vợ của ông trong bài thơ này.

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về cách viết mở bài Thương vợ, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK