Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Về kiểu đề: Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể. Hai đề 2 và 3 là những “đề mở” yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Vấn đề nghị luận

   - Đề 1: Vấn đề nghị luận là “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Vấn đề được định hướng rõ ràng trong lời nhận xét của Vũ Đình Khoan về “cái mạnh”, “cái yếu” của con người Việt Nam.

   - Đề 2: Chỉ yêu cầu bàn về một khía cạnh nội dung của bài thơ Tự tình (đó là tâm sự của Hồ Xuân Hương). Với yêu cầu này, người viết cần cụ thể hóa được “nội dung tâm sự” của Hồ Xuân Hương trong bài thơ thành các luận điểm.

   - Đề 3: Nội dung nghị luận còn để mở hơn vì trong đề bài mở chỉ có đối tượng nghị luận (bài thơ Thu điếu). Với đề này, người viết phải tự xác định được một vấn đề hẹp liên quan đến tác phẩm để triển khai.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Dẫn chứng, tư liệu của bài viết

   - Đề 1: Dẫn chứng, tư liệu là những hiểu biết trong cuộc sống.

   - Đề 2: Giới hạn và phạm vi tư liệu của bài viết là tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (bài II).

   - Đề 3: Giới hạn và tư liệu của bài viết là các vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thu điếu.

   1.Xác lập luận điểm.

   2. Xác lập luận cứ.

   3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ.

(trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài

Đề 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

1. Phân tích đề

   - Đề bài thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

   - Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

   - Phạm vi dẫn chứng: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

   - Giới thiệu vấn đề nghị luận:

       + Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh

       + Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài.

b. Thân bài

   - Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa:

       + Quang cảnh nơi phủ Chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

       + Cùng với sự xa hoa trong quang cảnh là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

   - Từ bức tranh hiện thực này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.

c. Kết bài

   - Nhìn lại một cách khái quát.

   - Nêu nhận xét.

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm Bánh trôi nướcTự tình II.

1.Phân tích đề

   - Vấn đề nghị luận: Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình của Hồ Xuân Hương.

   - Phạm vi dẫn chứng: những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo từ kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.

   - Thao thác nghị luận: phân tích kết hợp bình luận.

2.Lập dàn ý

Các ý cần trình bày:

   - Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện mộTự tìnhtự nhiên, linh loạt, hài hòa trong:

       + Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

       + Sử dụng nhiều thuần ngữ Việt.

       + Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao...

   - Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK