Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên các hình 2.2, 2.3 và 2.4.
a) Hình 2.2: Bản đồ Công nghiệp Việt Nam, năm 2002
* Nội dung bản đồ: thể hiện sự phân bố các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các trạm biến áp và đường dây tải điện 220 KV, 500 KV.
* Phương pháp biểu hiện:
- Phương pháp kí hiệu:
- Biểu hiện các đối tượng địa lí: nhà máy nhiệt điện, thủy điện, trạm biến áp.
- Các đặc tính của đối tượng địa lí thông qua phương pháp kí hiệu:
+ Vị trí, quy mô công suất và tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
+ Vị trí và quy mô các trạm biến áp.
b) Hình 2.3: Bản đồ Gió và bão ở Việt Nam.
* Nội dung bản đồ: thể hiện chế độ gió và bão ở nước ta (hướng di chuyển, tần suất, tốc độ).
* Phương pháp biểu hiện:
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- Biểu hiện các đặc tính của đối tượng địa lí:
+ Hướng di chuyển, tốc độ thổi của gió.
+ Hướng di chuyển, tần suất hoạt động của bão.
c) Hình 2.4: Bản đồ Phân bố dân cư châu Á
* Nội dung bản đồ: thể hiện sự phân bố dân cư của châu Á (quy mô các đô thị, mật độ dân số).
* Phương pháp biểu hiện:
- Phương pháp chấm điểm.
- Biểu hiện các đặc tính của đối tượng địa lí:
+ Thể hiện các vùng có dân cư tập trung đông đúc và vùng có dân cư thưa thớt ở châu Á.
+ Vị trí và quy mô các đô thị lớn ở châu Á. (đô thị trên 8 triệu dân và đô thị từ 5 – 8 triệu dân).
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK