Trang chủ Lớp 10 Khác Lớp 10 SGK Cũ Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Lý thuyết Vận chuyển các chất qua màng sinh chất chuẩn nhất

Lý thuyết Vận chuyển các chất qua màng sinh chất chuẩn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất nằm trong chương trình Sinh học 10. gửi tới các bạn bài tham khảo lý thuyết và các dạng bài tập vận chuyển các chất qua màng sinh chất Sinh 10 đầy đủ và chi tiết nhất.

A. Tóm tắt lý thuyết vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Nêu các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất?

I - Phương thức vận chuyển thụ động 

1. Vận chuyển thụ động là gì?

- Vận chuyển thụ động là một trong những cách thức để các chất được di chuyển một cách không tiêu tốn năng lượng đến vị trí được gọi là màng sinh chất.

- Nguyên lý hoạt động: Các chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp bằng cách khuếch tán. Quá trình các phân tử được khuếch tán qua màng sinh chất gọi là sự thẩm thấu.

vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Sơ đồ vận chuyển các chất qua màng sinh chất

2. Phân loại vận chuyển

- Một số chất không phân cực hoặc có kích thước nhỏ như \(O_{2}\)\(CO_{2}\) thì được khuếch tán bằng cách trực tiếp thông qua lớp lipit kép.

- Một số chất phân cực, ion và các chất có kích thước lớn như glucozo thì được khuếch tán bằng cách gián tiếp thông qua kênh protein xuyên màng.

- Các phân tử nước thì được khuếch tán qua các kênh protein đặc biệt. Đó là thẩm thấu.

vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Sơ đồ vận chuyển các chất qua màng sinh chất

3. Một số yếu tố tác động tới tốc độ khuếch tán qua màng

- Bao gồm hai yếu tố chi phối đến tốc độ, đó là:

+ Sự chênh lệch về nồng độ giữa bên trong màng và bên ngoài màng

+ Nhiệt độ môi trường

4. Phân loại một số môi trường

- Trong tế bào, nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan ở môi trường bên ngoài tế bào thì được gọi là môi trường ưu trương. Trong môi trường ưu trương:

+ Chất tan đi từ môi trường bên ngoài tế bào vào môi trường bên trong tế bào

+ Nước đi từ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào

- Nếu nồng độ chất tan bên trong tế bào đúng bằng nồng độ chất tan bên ngoài tế bào thì được gọi là môi trường đẳng trương

- Trong tế bào, nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan ở môi trường bên ngoài tế bào thì được gọi là môi trường nhược trương. Trong môi trường nhược trương:

+ Không thể di chuyển chất tan từ môi trường bên ngoài tế bào vào môi trường bên trong tế bào

+ Nước đi từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào

vận chuyển các chất qua màng sinh chất

II - Phương thức vận chuyển chủ động

- Vận chuyển chủ động là cách thức các chất được di chuyển thông qua màng sinh chất từ môi trường có nồng độ thấp đến được môi trường có nồng độ cao. Trong phương thức vận chuyển chủ động, năng lượng bị tiêu tốn.

- ATP là năng lượng sử dụng, các bơm cứng và chất cần được vận chuyển nằm ở màng tế bào

- Nguyên lý hoạt động: ATP tác dụng với protein đặc chủng để biến đổi protein, các chất được di chuyển từ bên ngoài vào bên trong hoặc bị đẩy ra khỏi tế bào.

- Ví dụ về vận chuyển các chất qua màng sinh chất bằng phương thức vận chuyển chủ động:

+ Trong tế bào của một loài tảo biển, nồng độ Iot cao gấp 100 lần nồng độ Iot có trong nước. Nhưng Iot vẫn được vận chuyển vào trong tế bào tảo từ nước biển thông qua màng sinh chất

+ Nồng độ glucozo tại ống thận trong nước tiểu luôn thấp hơn trong máu nhưng glucozo có được trong nước tiểu vẫn được thu hồi về máu.

III - Phương thức nhập bào và xuất bào

- Nhập bào là cách thức mà trong đó các chất được đưa vào bên trong tế bào bằng phương pháp màng sinh chất được biến dạng.

+ Thực bào: Các hợp chất dạng kích thước lớn được "ăn" bởi tế bào động vật. 

+ Ẩm bào: Tế bào được đưa vào một số lượng giọt dịch.

- Xuất bào là cách thức mà trong đó các chất được đưa ra bên ngoài tế bào bằng phương pháp ngược lại với phương pháp của quá trình nhập bào

B. Một số bài tập 

I. Một số câu hỏi vận dụng

Câu 1: So sánh hai phương thức vận chuyển chủ động và phương thức vận chuyển thụ động?

Vận chuyển chủ động (VCCĐ) Vận chuyển thụ động (VCTĐ)
VCCĐ cần tiêu tốn một khoản năng lượng ATP VCTĐ không cần tiêu tốn bất kỳ một khoảng năng lượng nào
Các chất được di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều) Các chất được di chuyển từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp (thuận chiều)
Các chất được khuếch tán gián tiếp thông qua một số kênh protein đặc hiệu trên màng tế bào Các chất được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào hoặc protein xuyên màng
Các chất được vận chuyển thường có kích thước lớn  Các chất được vận chuyển thường có kích thước nhỏ

Câu 2: Tại sao khi muốn rau giữ được độ tươi, không bị héo úa, người ta thường vẩy nước cho rau?

Trả lời: Muốn giữ độ tươi cho rau thì người ta sẽ vẩy nước vào rau bởi khi đó, các tế bào thực vật trong rau được nước thấm vào, làm cho có hiện tượng trương lên. Khi các tế bào trương thì rau sẽ không có hiện tượng héo úa.

Câu 3: Trong điều kiện là môi trường nước cất, nếu cho một lượng tế bào hồng cầu và một lượng tế bào thực vật thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời: Vì môi trường nước cất là một loại nước tinh khiết, vì vậy các chất tan không tồn tại. Nước cất thuộc môi trường nhược trương

- Khi cho một lượng tế bào hồng cầu vào môi trường nhược trương, nước cất sẽ đi vào bên trong môi trường tế bào. Khi đó, tế bào hồng cầu sẽ bị tăng kích thước do có thêm nước bên trong, tăng kích thước đến một khoảng nhất định rồi vỡ ra.

- Khi cho một lượng tế bào thực vật vào môi trường nhược trương, nước cất sẽ đi vào bên trong môi trường tế bào. Khi đó, tế bào thực vật sẽ bị tăng kích thước, tế bào bị to ra và chạm sát đến khu vực thành tế bào nhưng không xảy ra hiện tượng vỡ vì đã có thành tế bào vững chắc có khả năng bảo vệ.

Câu 4 : Tại sao trong lúc lúc xào rau, rau có hiện tượng quắt lại? Cách để cho rau không bị quắt mà vẫn giữ được độ xanh?

Trả lời: Trong lúc xào rau, rau thường bị quắt lại bởi vì do đặc điểm của tính thẩm thấu, nước bên trong tế bào thực vật đi ra môi trường bên ngoài nên rau có hiện tượng quắt, dai và không ngon. Để rau không bị quắt mà vẫn xanh ta có thể chia rau ra nhiều lần xào, lửa được để ở chế độ to để nhiệt độ của dầu ăn luôn cao, lớp tế bào khi rau được cho vào chảo "cháy" lại, ngăn không cho nước đi từ bên trong ra bên ngoài, sau đó mới cho một lượng gia vị nhất định chứ không cho ngay từ đầu. 

II. Một số bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phương thức để các chất \(CO_{2}\)\(O_{2}\) đi qua màng tế bào là:

A. Thông qua kênh protein đặc chủng

B. Thông qua màng tế bào bị biến dạng

C. Phương thức vận chuyển chủ động

D. Phương thức khuếch tán qua lớp kép photpholipit

Câu 2: Trong màng sinh chất, số lượng của protein nào sau đây là lớn nhất?

A. Loại protein kháng thể 

B. Loại protein cấu tạo

C. Loại protein dự trữ

D. Loại protein vận chuyển

Câu 3: Chọn nhận định sai trong các nhận định sau:

A. Cách thức để \(CO_{2}\) và \(O_{2}\) di chuyển vào bên trong tế bào là khuếch tán qua lớp kép photpholipit

B. Cách thức để các phân tử nước di chuyển vào bên trong môi trường tế bào là thẩm thấu nhờ kênh protein đặc chủng

C. Cách thức để các ion \(Na^+\)\(Ca^+\) di chuyển vào bên trong tế bào là nhờ màng sinh chất bị biến dạng

D. Cách thức để glucozo di chuyển vào bên trong tế bào là khuếch tán nhờ kênh protein xuyên màng.

Câu 4: Thí nghiệm co nguyên sinh được ra đời với mục đích (chọn 2 đáp án)

A. Xác định sự sống hay chết của tế bào

B. Xác định sự mạnh hay yếu trong khả năng trao đổi chất của tế bào

C. Xác định kích thước lớn hay bé của tế bào 

D. Xác định vị trí của tế bào thuộc mô nào trong cơ thể 

Câu 5: Phân giải các chất hữu cơ để cung cấp ATP cho tế bào hoạt động là nhiệm vụ của bào quan nào?

A. Ti thể 

B. Lục lạp

C. Lưới nội chất

D. Bộ máy Gôngi

Câu 6: Chọn nhận định sai trong các nhận định sau đây:

A. Các chất được vận chuyển thông qua màng để vào bên trong tế bào chủ yếu bằng con đường vận chuyển thụ động

B. Vận chuyển chủ động là cách thức các chất được di chuyển thông qua màng sinh chất từ môi trường có nồng độ thấp đến được môi trường có nồng độ cao. Trong phương thức vận chuyển chủ động, năng lượng bị tiêu tốn.

C. Vận chuyển thụ động là cách thức vận chuyển không tiêu tốn năng lượng và các chất được đi từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp

D. Xuất bào và nhập bào là hai cách thức vận chuyển mà trong đó các chất được thông qua bằng cách màng sinh chất bị biến dạng 

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D B C A và B A A

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập sách giáo khoa Sinh 10 bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Với bài trình bày các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, đã đem đến cho các bạn lý thuyết và một số câu hỏi vận dụng hữu ích nhất. Nếu có đóng góp gì cho bài vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK