Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nhớ

a) Các đơn vị đo thời gian

1 thế kỉ = 100 năm

1 năm = 12 tháng

1 năm = 365 ngày

1 năm nhuận = 366 ngày

Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận

1 tuần lễ =  7 ngày

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây


Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng 8, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày.

Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày.

Tháng hai cso 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày).

b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian

- Một năm rưỡi =  1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.

- \(\frac{2}{3}\) giờ = 60 phút x \(\frac{2}{3}\)  = 40 phút.

- 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút.

- 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ:

216 phút = 3 giờ 36 phút

216 phút = 3,6 giờ

1.2. Giải bài tập SGK trang 130, 131

Bài 1 SGK trang 130

Trong lịch sử phát triển của loài người đã có những phát minh vĩ đại. Bảng dưới đây cho biết tên và năm công bố một số phát minh. Hãy đọc bảng và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào.

Hướng dẫn giải:

  •  Kính viễn vọng phát minh vào thế kỉ 17 (XVII).
  •  Bút chì phát minh vào thế kỉ 18 (XVIII).
  •  Đầu máy xe lửa phát minh vào thế kỉ 19 (XIX).
  •  Xe đạp phát minh vào thế kỉ 19 (XIX).
  •  Ô tô phát minh vào thế kỉ 19 (XIX).
  •  Máy bay phát minh vào thế kỉ 20 (XX).
  •  Máy tính điện tử phát minh vào thế kỉ 20 (XX).
  •  Vệ tinh nhân tạo phát minh vào thế kỉ 20 (XX).

Bài 2 SGK trang 131

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 6 năm = ...tháng                         b) 3 giờ = ...phút

4 năm 2 tháng = ...tháng                     1,5 giờ = ...phút

3 năm rưỡi = ....tháng                         \(\frac{3}{4}\) giờ = ...phút

3 ngày = ....giờ                                    6 phút = ... giây

0,5 ngày = ...giờ                                  \(\frac{1}{2}\) phút = ...giây

3 ngày rưỡi = ...giờ                               1 giờ = ...giây

Hướng dẫn giải:

a) 6 năm = 72 tháng                         b) 3 giờ = 180 phút

4 năm 2 tháng = 50 tháng                    1,5 giờ = 90 phút

3 năm rưỡi = 42 tháng                          \(\frac{3}{4}\) giờ = 45 phút

3 ngày = 72 giờ                                    6 phút = 360 giây

0,5 ngày = 12 giờ                                  \(\frac{1}{2}\)  phút = 30 giây

3 ngày rưỡi = 84 giờ                              1 giờ = 3600 giây

Bài 3 SGK trang 131

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

a) 72 phút = ... giờ                     b) 30 giây = ... phút

    270 phút = ... giờ                       135 giây = ... phút

Hướng dẫn giải:

a) 72 phút = \(\frac{72}{60}\) giờ = 1,2 giờ             b) 30 giây = \(\frac{30}{60}\) phút = 0,5 phút

270 phút = \(\frac{270}{60}\) giờ = 4,5 giờ                 135 giây = \(\frac{135}{60}\)0 phút = 2,25 phút

Hỏi đáp về Bảng đơn vị đo thời gian.

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK