Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và Văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam, đó là: tinh thần yêu nước chống quân xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Nhưng cũng có những đặc trưng riêng:
Đặc điểm | Văn học dân gian | Văn học viết |
Thời điểm ra đời | Ra đời sớm, từ khi chưa có chữ viết | Ra đời khi có chữ viết |
Tác giả | Là sáng tác của tập thể | Là sáng tác của cá nhân |
Hình thức lưu truyền | Truyền miệng | Bằng các văn bản viết |
Hình thức tồn tại | Gắn liền với những hoạt động khác trong đời sống cộng đồng (gắn với môi trường diễn xướng) | Dưới dạng văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học |
Vai trò, vị trí | Là nền tảng của văn học dân tộcc | Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật của dân tộc. |
Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
+ Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng
+ Là kết quả của quá trình sáng tác tập thể
+ Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng
- Hệ thống thể loại văn học dân gian
+ Tự sự: gồm thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè,…
+ Trữ tình: ca dao – dân ca.
+ Sân khấu dân gia (kịch): chèo, tuồng dân gian, múa rối.
- Giá trị của văn học dân gian: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Tổng kết bộ phận văn học viết
a.
- Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kì lớn: thời kì văn học trung đại và thời kì văn học hiện đại.
- Đặc điểm chung:
+ Văn học viết phản ánh hai nội dung lớn: nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân.
b. Một số tác phẩm và trào lưu văn học chứng tỏ văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài: Truyệ Kiều của Nguyễn Du (trong sự so sánh với Kim Vân Kiều Truyện – Thanh Tâm Tài Nhân), thơ ca lãng mạn 1930 – 1945 (ảnh hưởng thơ tượng trưng, thơ lãng mạn Pháp,…), văn học hiện thực (ảnh hưởng của văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX),…
c. Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại
Đặc điểm | Văn học Việt Nam từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) | Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại) |
Chữ viết | Chữ Hán và chữ Nôm | Chủ yếu là chữ quốc ngữ |
Thể loại | -Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi,… -Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật, viết bằng chữ Nôm, song thất lục bát,… -Các thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,… | -Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối,… - Thể loại văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói,… |
Giao lưu văn hóa | Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc | Tiếp thu văn hóa, văn học phương Tây |
-Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi,…
-Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật, viết bằng chữ Nôm, song thất lục bát,…
-Các thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,…
-Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối,…
- Thể loại văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói,…
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
a.
* Văn học trung đại gồm hai thành phần quan trọng: chữ Hán và chữ Nôm, được chia thành 4 giai đoạn văn học: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, nửa cuối thế kỉ XIX.
* Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam
- Về nội dung: hai nội dung chủ đạo, xuyên suốt là nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.
- Về nghệ thuật: tính quy phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mẻ mang bản sắc dân tộc.
b. Thống kê những thể loại văn học trung đại
STT | Thể loại | Đặc điểm |
1 | Thơ Đường luật | -Tuân thủ những quy định chặt chẽ về hình thức nghệ thuật (niêm, luật, đối,…), ngôn từ hàm súc, cô đọng. |
2 | Thơ Nôm đường luật | -Xây dựng trên cơ sở thơ Đường luật -Có sự linh hoạt hơn về nghệ thuật (về niêm, về đối, số chữ trong câu,…) |
3 | Phú | -Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần với văn xuôi, thường làm theo lối văn biền ngẫu. |
4 | Cáo | -Là thể văn nghị luận, thường được viết bằng văn biền ngẫu, dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện,… |
5 | Kí | -Dùng để ghi chép lại các sự việc, sự kiện |
6 | Truyền kì | -Là một thể văn tự sự, phản ánh hiện thực thông qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. |
7 | Tiểu thuyết chương hồi | -Kết cấu tác phẩm được chia thành các chương, hồi với những dấu hiệu hình thức đặc trưng. -Kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính. |
8 | Ngâm khúc | -Thuộc thể thơ trữ tình, diễn tả nội tâm phong phú của nhân vật với giọng điệu đặc trưng (giọng than thở, oán trách). |
9 | Truyện thơ Nôm | -Vừa mang nội dung tự sự, vừa mang nội dung trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người trước hiện thực cuộc sống. |
-Xây dựng trên cơ sở thơ Đường luật
-Có sự linh hoạt hơn về nghệ thuật (về niêm, về đối, số chữ trong câu,…)
-Kết cấu tác phẩm được chia thành các chương, hồi với những dấu hiệu hình thức đặc trưng.
-Kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính.
c.
STT | Tác giả | Tác phẩm(đoạn trích) | Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật |
1 | Phạm Ngũ Lão | Tỏ lòng | Vẻ đẹp con người thời Trần, có lí tưởng, sức mạnh, khí thế. |
2 | Nguyễn Trãi | Cảnh ngày hè | Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân, yêu nước (Thất ngôn xen lục ngôn) |
3 | Nguyễn Trãi | Đại cáo bình Ngô | Tuyên ngôn độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, ca ngợi khởi nghĩa Lam Sơn. |
4 | Trương Hán Siêu | Phú sông Bạch Đằng | Lòng yêu nước, tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng. Thể phú cổ thể. |
5 | Nguyễn Bỉnh Khiêm | Nhàn | Quan niệm sống nhàn là hòa hợp tự nhiên, giữ cốt cách, vượt danh lợi. |
6 | Nguyễn Du | Truyện Kiều | Tố cáo xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người, nhất là người phụ nữ tài sắc. |
7 | Nguyễn Du | Độc Tiểu Thanh kí | Suy tư trước số phận bất hạnh người phụ nữ tài hoa thời phong kiến. |
8 | Hoàng Đức Lương | Tựa “trích Diễm thi tập” | Niềm tự hào trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc. |
9 | Ngô Sĩ Liên | Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn | Cảm phục về tài năng, đức độ của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. |
10 | Nguyễn Dữ | Chuyện chức phán sự đền Tản Viên | Ngợi ca nhân cách cương trực của Tử Văn, đề cao lòng yêu chính nghĩa, yêu nước. |
11 | Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm | Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) | Phê phán chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc. |
Câu 5 (trang 147 - 148 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Phân tích và chứng minh hai nội dung lớn của văn học trung đại VN là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Gợi ý: Đây là một câu hỏi có phạm vi bao quát rộng. Mỗi tác phẩm lại có biểu hiện về nội dung yêu nước và nhân đạo riêng, điều qun trọng là thấy được những biểu hiện vừa đa dạng vừa thống nhất của hai nội dung này. Cần xem lại phần ghi nhớ của mỗi bài và phần giảng văn ở trên lớp để vận dụng vào việc phân tích mỗi bài cụ thể.
Câu 6 (trang 148 - 149 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
a. Về sử thi
Sử thi | Đặc điểm riêng | Đặc điểm chung |
Đăm Săn(Việt Nam) | -Khát vọng chinh phục thiên nhiên, xóa bỏ những tập tục lạc hậu vì sự hùng mạnh của bộ tộc | -Chủ đề: Thể hiện những vấn đề chung của cả cộng đồng, tái hiện bức tranh hiện thực rộng lớn, phản ánh đời sống và tư tưởng của con người thời cổ đại. |
Ô – đi – xê(Hi Lạp) | -Thể hiện sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người trong chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hóa, mở rộng giao lưu văn hóa | -Nhân vật: Tiêu biểu cho sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng với đạo đức cao cả, tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm đấu tranh chinh phục tự nhiên, chiến thắng cái ác vì chân, thiện, mĩ. Phẩm chất của các nhân vật được biểu hiện thông qua hành động. |
Ra – ma – ya – na(Ấn Độ) | -Chiến đấu chống cái ác, cái xấu, vì cái thiện, cái đẹp; đề cao dnah dự và bổn phận; tình yêu tha thiết với con người, với cuộc đời, với thiên nhiên. -Con người được chú ý miêu tả khía cạnh tâm lí, tính cách. | -Ngôn ngữ trang trọng. Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp kì vĩ, với rí tưởng tượng phong phú, bay bổng. |
-Chiến đấu chống cái ác, cái xấu, vì cái thiện, cái đẹp; đề cao dnah dự và bổn phận; tình yêu tha thiết với con người, với cuộc đời, với thiên nhiên.
-Con người được chú ý miêu tả khía cạnh tâm lí, tính cách.
b. Về thơ Đường và thơ Hai – cư
Thơ Đường | Thơ Hai – cư |
-Nội dung: đa dạng, phản ánh trung thực, toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người, đề tài quen thuộc về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ. -Nghệ thuật: Hai thể chính là cổ phong và Đường luật. Ngôn ngữ đơn giản, tinh luyện, thanh luật hài hòa, cấu tứ độc đáo, rất hàm xúc, giàu sức gợi tả. | -Nội dung: Ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, một suy tư nào đó. -Nghệ thuật: gợi nhiều hơn tả, nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng. Ngôn ngữ cô đọng, tứ thơ ham xúc và giàu sức gợi. |
-Nội dung: đa dạng, phản ánh trung thực, toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người, đề tài quen thuộc về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.
-Nghệ thuật: Hai thể chính là cổ phong và Đường luật. Ngôn ngữ đơn giản, tinh luyện, thanh luật hài hòa, cấu tứ độc đáo, rất hàm xúc, giàu sức gợi tả.
-Nội dung: Ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, một suy tư nào đó.
-Nghệ thuật: gợi nhiều hơn tả, nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng. Ngôn ngữ cô đọng, tứ thơ ham xúc và giàu sức gợi.
c. Về “Tam quốc diễn nghĩa”
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.
Câu 7 (trang 149 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Văn bản văn học | |||
Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học | Cấu trúc của văn bản văn học | Các yếu tố thuộc nội dung văn bản văn học | Các yếu tố thuộc hình thức văn bản văn học |
-Đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. -Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng và tính thẩm mĩ cao. -Mỗi văn bản đều thuộc một thể loại nhất định, tuân theo những quy ước, những cách thức riêng. | -Tầng ngôn từ: là hệ thống từ vựng tạo nên văn bản -Tầng hình tượng: là nơi nhà văn gửi gắm những tư tưởng nghệ thuật của mình. -Tầng hàm nghĩa: là các lớp nghĩa của văn bản được gợi ra từ tầng ngôn từ và tầng hình tượng. | -Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. -Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm và chiều sâu nhận thức của nhà văn. -Tư tưởng: là sự lí giải đối với chủ đề, là sự nhận thức của tác giả muốn trao đổi, gửi gắm với người đọc. -Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung tình cảm chủ đạo cả văn bản. | -Ngôn từ: là yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành nên văn bản văn học -Kết cấu: là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh. -Thể loại: là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản. |
-Đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
-Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng và tính thẩm mĩ cao.
-Mỗi văn bản đều thuộc một thể loại nhất định, tuân theo những quy ước, những cách thức riêng.
-Tầng ngôn từ: là hệ thống từ vựng tạo nên văn bản
-Tầng hình tượng: là nơi nhà văn gửi gắm những tư tưởng nghệ thuật của mình.
-Tầng hàm nghĩa: là các lớp nghĩa của văn bản được gợi ra từ tầng ngôn từ và tầng hình tượng.
-Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
-Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm và chiều sâu nhận thức của nhà văn.
-Tư tưởng: là sự lí giải đối với chủ đề, là sự nhận thức của tác giả muốn trao đổi, gửi gắm với người đọc.
-Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung tình cảm chủ đạo cả văn bản.
-Ngôn từ: là yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành nên văn bản văn học
-Kết cấu: là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh.
-Thể loại: là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.
d. Nội dung và hình thức văn bản có quan hệ gắn bó với nhau. Ví dụ: Ngôn từ (thuộc hình thức) là lớp vỏ của tư tưởng tác phẩm (thuộc nội dung). Hai yếu tố đó khó có thể tách bạch riêng rẽ.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK