Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1: Văn bản “Nơi dựa”

  • Bài thơ văn xuôi Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi cố hai đoạn rõ rệt. Chỉ cần nhìn vào văn bản ở sách giáo khoa là nhận ra ngay. Haỉ đoạn thơ chừng như dối xứng nhau về cách cấu trúc câu: câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn.
  • Theo lô-gic thông thường, người yếu đuôi tìm “nơi dựa” người vững mạnh. Nhưng trong bài thơ này thì như ngược lại, người mẹ trẻ đẹp lại dựa vào đứa bé bước còn chưa vững. Người chiến sĩ dạn dày chiến đấu lại dựa vào cụ già còng lưng từng bước run rẩy trên đường. Các hình tượng ấy khiến người đọc nghĩ suy về “nơi dựa”. Nơi dựa trong bài thơ là nơi dựa tinh thần, là chốn mà con người tìm thấy niềm vui sống. Tình yêu, trong đó có tình yêu đối với con cái, tình yêu đối với cha mẹ, và những bậc tiền bối khác, chính là nơi dựa vững chắc của con người. Ớ đời, người ta sống với lòng mong mỏi hướng vọng về ngày mai, về tương lai và lòng tri ân quá khứ. Chính những tình cảm ấy tạo nên nét đẹp nhân văn của con người, giúp con người vượt qua mọi trỏ ngại, khó khăn.

Ngần dó đủ thấy Nơi dựa của Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm văn học với ngôn từ có tính sáng tạo nâng lên thành những hình tượng. Các hình tượng này thể hiện được những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống.

Câu 2. Văn bản “Thời gian”

Mở đầu bài là sức mạnh tàn phá của thời gian

                                                       Thời gian qua kẽ tay

                                                       Làm khô những chiếc lá

                                                       Kỉ niệm trong tôi

                                                       Rơi

                                                                 như tiếng sỏi

                                                                          trong lòng giếng cạn

" Qua kẽ tay” thời gian trôi lặng thầm, trồi nhè nhẹ, từ từ tưởng là yếu ớt thế nhưng đã đủ sức để "làm khô  những chiếc lá". "Những chiếc lá" là gi? Nếu mỗi đời nguời là cây của sự sống, thì những chiếc lá của sự sống chỉnh là những mảnh vụn, mảnh vỡ của cuộc đời. Thời gian trôi qua làm cho những chiếc lá kia khô héo và rơi rụng xuống dời. Từ dó, những kì niệm cùa đời người cũng chìm lắng xuống cõi lãng quên biệt vô tăm tích, "rơi/nhu tiếng sỏi/ trong lòng giếng cạn" là như thế. Đúng là sức mạnh tàn phá của thời gian dã khiến cho cả cuộc dời và những kỉ niệm của đời người đều bị tàn phai, lãng quên.

Phần sau bài thơ với các câu 5, 6, 7 còn lại nói về những điếu có sức sống mạnh mẽ tồn tại được với thời gian khắc nghiệt:

                                                        Riêng những cáu thơ

                                                                                       còn xanh

                                                        Riêng những hài hát

                                                                                       còn xanh

  “Những câu thơ, những bài hát" là gì? Là văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật nếu đạt đến mức độ tuyệt vời thì sẽ bất tử, bất chấp cả thời gian nghĩa là sẽ tươi xanh mãi mãi. Thành Thăng Long xưa hư nát chl còn chút phế tích và di tích, nhưng những áng hùng văn như Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Phú sông Bạch Đằng vẫn. tồn tại vĩnh hằng.

Khép lại bài thơ là câu kết:

                                                 Và đôi mắt em

                                                                   như hai giếng nước.

   “Đôi mắt em” chính là đôi mắt người tình, là kỉ niệm tinh yêu. "Giếng nước” (không phải là giếng cạn) nước đầy gợi lên dược những gi ngọt lành trong mát.

  Như thế, với sức mạnh tàn phá của thời gian, mọi thứ dều bị xóa nhòa kể cả cuộc đời con người. Chỉ có văn học nghệ thuật và kĩ niệm tình yêu là có sức sống mãnh liệt vĩnh hằng.

Câu 3. Văn bản “Mình và ta”

    Đây là một bài thơ do Chế Lan Viên sáng tác nhằm nói lên quan niệm của mình về văn học nghệ thuật.

                                  Mình là ta đấy thôi, ta vần gừi cho mình,

                                  Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!

    Mình ở dây ỉà người dọc và ta ở đấy là nhà văn, nhà thơ. Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa mình và ta nghĩa là giữa bạn đọc và người viết. Chốn sâu thẳm của tám hồn mình, tâm hồn người đọc cũng ỉà chấn sâu thẳm tâm hồn mà nhà văn, nhà thơ, người viết nhắm tới để thể hiện. Cũng do mối quan hệ tương thông và tương đồng đó, nhà văn, nhà thơ, người viết mới có thể tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc, có thể sáng tác nên những bản hùng ca, tráng khúc của đất nước.

Hai câu còn là:

                                                       Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,

                                                      Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

   Đây là hai câu thơ nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. Theo tác giả, viết không nên nói hết, không nên cạn ý cạn lời, mà nên dành cho người đọc cơ hội để tái tạo lại, tưởng tượng thêm, cảm xúc nghĩ suy rộng hơn, thế giới nghệ thuật được mỏ ra từ văn bản: từ tro nhen lên lửa, từ tro nhen lên thành lửa, từ viễn đá con dựng lại nên thành.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK