Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.    Các yêu cầu chính khi viết một bài vân thuyết minh
-    Nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh.
-    Đọc kĩ tác phẩm, tác giả hay loại thể,... sẽ thuyết minh.
-    Rút kinh nghiệm các bài trước đó để viết tốt hơn.
-    Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
2.    Trọng tâm của một bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học
-    Là nội dung và giá trị nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm ấy.
-    Vận dụng những chi tiết về cuộc đời và thời đại của tác giả để làm sáng rõ các vấn đề thuộc về tác phẩm.
3.    Trọng tâm của một bài văn thuyết minh về một tác giả văn học
-    Sự nghiệp văn học của tác giả.
-    Phân tích làm nổi bật nội dung, giá trị của một số tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.
-    Liên hệ đến các mối quan hệ gia đình và bạn bè... để làm sáng tỏ đặc điểm sự nghiệp văn chương của tác giả.
4.    Viết bài thuyết minh về “Truyền kì mạn lục” của tác giả Nguyễn Dữ
Dàn ý có thể lập như sau:
a)    Giới thiệu về Nguyễn Dữ
-    Sông vào khoảng thế kỉ XVII, chưa rõ năm sinh năm mất, người xã Đỗ Tùng, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dưortg.
-    Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và làm quan nhưng sau đó về ở ẩn.
-    Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyền kì mạn lục. Tác phẩm được viết theo thể vãn truyền kì.
b)    Giới thiệu về văn truyền kì
-    Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực vừa bằng các yếu tố có thật xem lẫn các yếu tố hoang đường.
c)    Giới thiệu về Truyền kì mạn lục
-    Đây là đỉnh cao của văn xuôi tự sự thời trung đại.
-    Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào thế kỉ XVI.
-    Có sự kết hợp điêu luyện giữa những chi tiết hiện thực và những yếu tố li kì, huyền ảo.
-    Người đọc có thể thấy được số phận bi thảm của những con người lớp dưới trong xã hội phong kiến và tấm lòng tác giả dành cho họ.
5.    Viết bài thuyết minh về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của tác giả La Quán Trung
Gợi ý làm bài
Văn bản Tào Tháo uống rượu luận anh hùng là đoạn kết tinh nhất nghệ thuật thể hiện hai nhân vật gian hùng bậc nhất Tam quốc, về sau, họ trở thành hai người đứng đầu hai quốc gia trong sự phân chia tam quốc.
Nghệ thuật kể chuyện của văn bản cho thấy sự khác biệt lớn so với văn bản Hồi trống cổ thành. Nêu ở Hồi trống cổ thành nhân vật, sự việc được tái hiện trực tiếp theo nghĩa đen của chúng thì ở văn bản này, kĩ thuật hàm ẩn luôn được người kể vận dụng. Sự việc bắt đầu bằng cảnh Lưu Bị thất thế tạm nương nhờ dưới trướng Tào Tháo. Biết Tào Tháo có thể nghi ngờ chí lớn tranh thiên hạ với Tào Tháo trong tương lai nên Lưu Bị vờ làm người bình thường, hài lòng với chức Tả sứ quân mà nhờ Tào Tháo tiến cử, Lưu Bị mới có được :hức đó, bằng cách "làm một vườn rau ở sau nhà ngày ngày vun xới, tưới tắm để cho Tháo khỏi nghi ngờ".
Việc làm đó của Lưu Bị đã qua mắt được hai em Quan Vũ, Trương phi. Điều này chứng tỏ Lưu Bị đóng kịch rất khéo. Nhưng liệu việc trá hình ấy có thể qua mắt được Tào Tháo? vốn là người đa nghi, chắc chắn Tào Tháo đâu đó vội tin Lưu BỊ đã từ bỏ chí hướng. Vì thế, Tào Tháo bố trí ra cuộc rượu để dò tiểu suy nghĩ và chí hướng của Lưu BỊ.
 
Điều kì diệu của văn bản là ở chỗ cách kể của La Quán Trung đạt đến trình độ cao của thủ pháp lưỡng hóa lời kể. Nó vừa khiến người đọc nghĩ rằng Tào Tháo thực lòng muốn mời Lưu Bị đến uống rượu thưởng mà theo cách rất nghe mơ vườn và rượu nhà vừa cất được. Cuộc rượu này vẫn có thể hiểu là cuộc rượu tri âm tri ki. Cuộc rượu giữa đôi bạn quá hiểu nhau. Thế nhưng cuộc rượu ấy cũng hàm chứa sự chết người. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều quá hiểu nhau nhưng nếu Lưu Bị không khéo che giấu chí lớn, tự bộc lộ mình là ai thì chắc chắn Lưu Bị sẽ bị Tào Tháo sát hại.
Như thế cuộc rượu diễn ra trên bề mặt thì hoàn toàn bình thường nhưng ở tầng sâu thì luôn dồn nén bão tố. Mạch ngầm xung đột này được bắt đầu từ sự về Quan Vũ, Trương Phi "đi chơi vắng", Tào Tháo sai Hữu Chử, Trương Liêu “dẫn vài chục người vào vườn" mời “sứ quân đến phủ". Chi tiết này rõ ràng là hoàn toàn ngẫu nhiên nhưng vì được đặt ngay sau động tác “vờ làm vườn” của Lưu Bị nén nó vẫn khiến người đọc nảy ra ý nghĩ chắc là Tào Tháo chờ dịp thuận lợi dế mời Lưu BỊ đến phú nhàm thực hiện âm mưu đen tối nào đó. Suy luận này được diễn ra trên cơ sở của một "tiền giả định”: xưa nay Tào Tháo đều có âm mưu thâm độc, xảo quyệt nên đã nghi ngờ việc làm “bất thường” của Lưu Bị.
Diễn biến truyện được tiếp tục với việc Hứa Chử cho Lưu Bị biết họ được lệnh dí mời chứ không biết mục đích của việc đi mời đó. Độ căng tiếp tục được đẩy cao khi Lưu Bị vừa vào phủ, gặp Tào Tháo thì nhận được câu chào “chết người”: “Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhí!” Thái độ khi nói câu này của Tào Tháo cũng mang tính ỡm ờ, nước đôi: "cười nói”. Vậy nên, cá người đọc lẫn Lưu Bị chẳng thể nào hiểu được ý tứ thực của Tào Tháo. Sự hồi hộp tiếp tục được gia tăng, nhưng ngay thời điểm ngỡ như sắp có sự bùng nổ kịch tính thì chính kẻ tạo kịch tính lại giải tỏa độ căng đó bằng cách nói ra lí do thật của mình “học làm vườn chắc không phải là một việc dễ dàng?" Thì ra "việc lớn” mà Tào Tháo muốn ám chi lại hóa ra là "việc làm vườn”.
Tuy nhiên, mạch ngầm của cái “việc lơn” đó vẫn giữ nguyên vị trí của nó trong văn bản. Nó tiếp nối với hành vi “che giấu việc lớn” của Lưu BỊ ở đầu văn bản và gợi mở việc điều tra “việc làm” tiếp sau sự kiện hỏi thăm này.
Trong văn bản, Tào Tháo hiện diện với tư cách là "đấng bề trên” và là người không hề che giấu sự gian hùng của mình bằng cách kể lại chuyến đi đánh Trương Tú. Lúc ấy vì "đi đường không có nước, tướng sĩ khát cào cuống họng, bấy giờ ta nghĩ được một kế, cầm roi trỏ hão nói rằng: Trước mặt có rừng mơ. Quân sĩ nghe thấy nói đến mơ, ai nấy cũng ứa nước dâi, đỡ được khát nước’’. Bán chất dễ thấy của kẻ gian hùng là sự giảo hoạt, có thể vận dụng đủ mánh khóe, cho dù có độc ác đến đâu, cốt chỉ để thực hiện được mục đích. 
của mình. Chi tiết này cho thấy trong bất kì tình huống nào, Tào Tháo vẫn luôn có sản mưu mẹo để đối phó. Song điểm cần lưu ý là chuyện rừng mơ năm xưa lại kết nối với chuyện mơ ra quá hôm nay và mẹo năm xưa lại gợi cho người đọc một âm-mưu-tiềm-ẩn khi Tào Tháo mời Lưu Bị thướng mơ.
Dầu sao thì cuộc rượu Tào Tháo bày ra đó luôn tiềm ẩn một mục đích ngoài uống rượu. Ngay lúc "rượu ngà ngà say” sự việc xảy đến. Iần này, đã có sự dẫn dắt logic. Mây mù mịt, cơn mưa giông kéo đến, vòi rồng xuất hiện, “Tháo và Huyền Đức cùng dựa vào bao lơn ngắm xem” và Tào Tháo hỏi Huyền Đức "có biết rồng nó biến hóa thế nào không?” cần lưu ý lúc này cả hai đều đã “ngà ngà say”. Khi say rượu, con người ta luôn nói thật lòng mình. Người say thì chẳng thể nào giấu nổi lòng mình. Trong trường hợp này có lẽ cả Tào Tháo lẫn Huyền Đức đều chưa thật say, hoặc họ giả vờ say. Quả thật, Huyền Đức đang giả vờ trước Tào Tháo còn Tào Tháo thì lúc này không hề che giấu bản chất và tham vọng của mình. Trước Lưu Bị, Tào Tháo là “rồng”, thậm chí còn cao hơn cả "rồng” để phán xét mọi anh hùng trong thiên hạ. Thông qua việc đánh giá người khác, tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị hiện lên rõ nét. 
Qua những đối thoại về những người được xem là hào kiệt có thế tranh thiên hạ với Tào Tháo, ta thấy có sự tương phản rõ rệt giữa Tào Tháo và Lưu Bị. Lưu Bị càng nhún nhường, Tào Tháo càng tỏ ra kiêu ngạo, cả năm người Lưu Bị nêu tên và đưa cả lí do để khiến họ có thể được xem là anh hùng thì đều bị Tào Tháo phản bác bằng lời lẽ xem thường.
Dễ nhận thấy, Lưu Bị tỏ ra rất khôn ngoan khi dốc sức đề cao những người khác tự nhiên trước tiên phải là Tào Tháo: "Bị này được nhờ con Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ không được biết". Kèm theo đó là sự nhún minh hết sức: “Bị này là người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng". Xem cách đối đáp này, người đọc sẽ nhận ra ngay sự chủ động, đầy tự tin của Lưu Bị trước mắt Tào Tháo. Lưu Bị càng tự hạ mình, Tào Tháo càng hiện lên đầy vẻ ngạo mạn, dầy tự tin vào khả năng và sức mạnh của mình trước bất cứ dối thú nào. Kèm theo các nhận định không hề che giấu suy nghĩ thực của mình, người kế còn khắc họa Tào Tháo ở tư thế nhận lời đề xuất của Lưu BỊ, là “cười” rồi “lại cười”. Rõ ràng, phong thái của Tào Tháo là an nhiên, tự tại.
Đến đây ta thấy cả nét tính cách của Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều dược khác họa thống nhất. Với Tào Tháo thì từ một người mang tâm hồn nghệ sĩ biết hứng thú uống rượu với mơ xanh, một cái thú tao nhã của một thi nhân, Tào Tháo chuyển sang tư cách một thú lĩnh - nghệ sĩ. Có nghĩa Tào Tháo rất lạc quan và hào hứng trước những nhận xét của mình về các đối thủ khác. Trong khí đó, sau giây phút có phần hoảng sợ trước lời mời đường đột của Tào Tháo, Lưu Bị lây lại vẻ tự tin và một mực xử sự lép vế trước Tào Tháo. Người đọc hào hứng theo dõi câu chuyện bên bàn rượu của hai nhân vật và chắc mẩm (từ này văn nói quá, thay bằng tin chắc rằng) Lưu Bị đã lừa được Tào Tháo, đã khiến Tào Tháo tin rằng mình chỉ là anh chàng vui thú với việc làm vườn mà không còn chút chí hướng dòm ngó thiên hạ nữa.
Song ngay lúc mọi chuyện hoài nghi và thăm dò ngỡ như không còn nữa vì cả Tháo lần Bị lúc này dường như đã hoàn toàn cởi mở và an bài rằng Tào Tháo là anh hùng còn Lưu Bị không phải là anh hùng khi Lưu Bị thú nhận: “Ngoài những người ấy ra, Bị thực không còn biết ai nữa”, và Tào Tháo vẫn chưa chịu dừng lại mà tiếp tục giảng dạy: “Anh hùng là người trong bụng có chi lim, có miru cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia” thi người đọc bỗng phát hiện ra rằng Tào Tháo có sự ấm ức trong lòng. Thâm tâm Tào muốn chính miệng Lưu BỊ nói ra câu thừa nhận mình là anh hùng. Trạng thái tâm li đó được thể hiện rõ qua lời dẫn thoại, lúc này Tháo không còn hiện diện với "nụ cười" ngạo mạn nữa mà với vẻ “sốt ruột”: “Tháo nói”, “Tháo nói”, “Tháo nói" được lặp lại ba lần trước ba lời thoại của Tháo.
Đến đây người đọc mới nhận chân được sự láu cá, gian hùng của Lưu Bị. Bề ngoài Lưu Bị là kẻ nhút nhát, rụt rè trước Tào Tháo nhưng tận chiều sâu của cuộc nói chuyện dỏ, Lưu Bị mới là kẻ dẫn dắt, điều khiến Tháo. Bởi lẽ, Lưu BỊ thừa biết tỏng ruột gan Tháo muốn mình thừa nhận Tháo là anh hùng nhưng Bị không nói ra điều đó vì hai lẽ: thứ nhất muôn lỡm Tháo; Lưu Bị không kể ra tên Tháo có nghĩa không thừa nhận Tháo là anh hùng; thứ hai nếu Lưu Bị thừa nhận Tháo thì sẽ khiến Tháo nghi ngờ hùng tâm của mình, bởi lẽ chỉ có anh hùng thì mới nhận diện rõ anh hùng. Lưu Bị thật đáo để.
Thế nhưng, Tào Tháo lại đáo để hcm khỉ không nhẫn nại trước vẻ ù lì” của Lưu Bị bèn nói toạc ra rằng "Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chì có sứ quân và Tháo này mà thôi”. Sau câu nói này, dẫu có đề phòng đến đầu Lưu Bị vẫn không khỏi giật mình. Việc đánh roi thìa đũa cho thấy rõ trạng thái hoảng sợ ấy. Hóa ra dẫu có cố làm vườn, dẫu cố nhún nhường, giả ngây giả ngô khéo đến đâu, Lưu Bị vẫn không qua mắt được Tào Tháo
Kịch tính của văn bản lại xuất hiện. Người đọc lại hồi hộp trước sự an nguy của Lưu Bị. Tính mạng của Lưu Bị có thể xem như ngàn cân treo sợi tóc. Hành vi đánh rơi đũa của Lưu Bị là minh chứng không thể chối cãi về tư chất anh hùng của BỊ. May ra chi có trời cứu?
Quả thật trời đã cứu Bị khi "một tiếng sét thực dữ” vang lên. Lưu Bị đổ tội cho tiếng sấm làm mình sợ. Tào Tháo đang đánh đòn cân não với Bị đành phải chấp nhận lí do đó vì Lưu BỊ xử sự khéo quá: "Giữa lúc bấy giờ, cơn mưa u ám, có một tiếng sét thực dữ. Huyền Đức ung dung cúi xuống nhặt đũa và thìa, nói tảng rằng: - Gớm ghê! Tiếng sét dữ quá!" Kết quả là "Tháo thấy thế không còn nghi ngờ gì Huyền Đức nữa”.
Việc để con giống xuất hiện trong đoạn trích là chi tiết nghệ thuật độc đáo trong lối kể của La Quán Trung. Con giông ấy nối kết các tình huống truyện để tạo nên mạch thống nhất của phép thử mà Tào Tháo muốn dành cho Lưu Bị, đồng thời nó cũng là giải pháp để Lưu BỊ thoát khỏi sự nghi ngờ của Tháo: từ một gã làm vườn đến người ca tụng những kẻ không tài cán hơn mình đến sợ cả sấm, Lưu Bị đích thực là kẻ vứt đi trong mắt Tháo. Tiếng sấm như thế đã thực hiện được chức năng kép của mình.
Bởi lẽ tiếng sấm xuất hiện đúng lúc ấy chính là lòng trời đã nghiêng sang Lưu Bị, giúp đỡ Bị thoát khỏi cơn hoạn nạn. Trời đã giúp Lưu Bị, một người tốt, đó chính là khát vọng lớn lao mà La Quán Trung thể hiện qua văn bàn. Thông qua đó, tác giả còn cho thấy Lưu Bị khôn hơn Tào Tháo nhiều.

Xem thêm >>> Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.

Chúc bạn thực hành tốt <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK