A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cuộc đời và sự nghiệp
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Tường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Nguyễn Dữ xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, từng có người đỗ đạt cao dưới thời Lê Thánh Tông.
- Nguyễn Dữ từng đi thi và ra làm quan, nhưng không lâu sau thì lui về ở ẩn. Ông để lại cho đời kiệt tác Truyền kì mạn lục.
2. Thể văn truyền kì
- Truyền kì là thể văn xuôi tự sự thời trung đại. Thể văn phản ánh hiện thực bằng cách đan xen những yếu tố thực và các yếu tố kì ảo, hoang đường.
- Thông qua các yếu tố huyền ảo ấy, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của cuộc sống cũng như thái độ của nhà văn trước hiện thực đó.
3. Xuất xứ Truyền kì mạn lục
4. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, ra đời vào thế kỉ XVI.
- Tác phẩm bao gồm 20 truyện, được viết bằng văn phong trau chuốt, đứng đầu trong thể loại truyền kì.
- Những truyện tiêu biểu nhất là: Người thiếu phụ Nam Xương,...
5. Tóm tắt tác phẩm
- Ngô Tử Văn người Lạng Giang là một kẻ sĩ chính trực. Căm giận cm yêu quái vốn là tên tướng giặc họ Thôi người Trung Quốc, Ngô Tử Văn đã đốt ngôi đền hắn chiếm của Thổ thần để gây hại cho dân lành,
- Tên yêu quái đến đòi Tử Văn phải xây lại đền cho hắn nếu không lăn sẽ bắt linh hồn Ngô Tử Văn đưa xuống địa ngục để kiện chàng. Ngô Tử Văn không sợ.
- Thổ thần đến cảm ơn Ngô Tử Văn và bày cho chàng cách đối phó với yêu quái.
- Tử Văn mắc bệnh nặng rồi mất. Quỷ sứ đưa linh hồn Tử Vân xuống gặp Diêm Vương. Tử Văn can đảm vạch mặt tên yêu quái và yêu cầu được đối chứng với nhân chứng ở đền Tản Viên.
- Tên yêu quái hoảng sợ xin dàn hòa nhưng Diêm Vương không cho, sai người đi điều tra. Biết rõ sự tình, Diêm Vương trừng phạt kê họ Thôi ka, mộ của hắn bị nổ tung.
- Thổ thần quay về ngôi đền vừa được dựng lại và xin cho Tử Văn chức quan phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn qua đời để đi nhận chức ấy.
6. Bảng khảo sát nhân vật, quốc tịch và nghề nghiệp của họ trong tác phẩm
STT | Tên nhân vật | Nghề nghiệp | Thần linh | Con người |
1 | Ngô Tử Văn | Nho sĩ | x | |
2 | Viên tướng họ Thôi | Tướng Trung Quốc | x | |
3 | Thổ công | Ngự sử đại phu của Lí Bí | x | |
4 | Nhân vật không tên | Canh cổng | x | |
5 | Diêm Vương | Vua địa ngục | x |
- Truyện có ít nhân vật, trừ Ngô Tử Văn là người (nhưng sau thành thần) còn lại là các thần.
- Có thần tốt: Thổ còng, Diêm Vương; thần xấu: viên tướng họ Thôi.
- Câu chuyện thấm đẫm các yếu tố hoang đường. Chuyện tuy có liên quan mật thiết đến vấn đề hạnh phúc nơi dương thế nhưng chủ yếu lại diễn ra dưới địa ngục.
8. Nhân vật Diêm Vương
- Diêm Vương là người đứng đầu địa ngục, ông ta là người cầm cân nảy mực để phán xét tội lỗi của con người trên thế gian.
- Trong truyện Diêm Vương là người sáng suốt, thực thi công lí, là chỗ dựa của những người dân lương thiện bị vu oan.
- Nhưng Diêm Vương vẫn là người có tội với nhân dân:
+ Cho dù ông ta không ăn hối lộ nhưng thuộc hạ của ông ta thì có. Đấy là tội không quản lí tốt thuộc hạ của mình.
+ Không biết dùng người và không thật chu đáo với công việc nên bị kẻ xấu lợi dụng, hoành hành.
9. Ý nghĩa từ việc đốt đền của Tử Văn
- Lòng dũng cảm cương trực của con người vì dân vì nước.
- Cho thấy tinh thần dân tộc bất khuất: tiêu diệt hồn của tên tướng giặc, lúc sông hại dân ta mà lúc chết cũng hại dân ta.
- Bảo vệ người có công với đất nước: Thổ công từng giúp Lí Nan Đế chống ngoại xâm.
- Ngày nay, hình tượng Tử Văn với phẩm chất cao đẹp sẽ luôn cần thiết cho dân tộc ta.
- Vì chàng là người dám đương đầu với cái xấu, cái ác:
+ Tiêu diệt kẻ làm hại dân.
+ Vạch mặt bọn tham quan, ô lại.
+ Dám liều mình vì chính nghĩa.
10. Tướng giặc họ Thôi
- Một kẻ xâm lược.
- Chết rồi mà vẫn không thôi khát vọng ngông cuồng là muốn đô hộ người khác. Hình tượng này là lời cảnh báo sâu xa về nhận thức thái độ của dân tộc ta với các bè lũ giặc ngoại xâm.
- Xảo trá và độc ác:
+ Đánh đuổi Thổ công.
+ Mua chuộc các vị thần khác.
+ sẵn sàng giết chết Tử Văn khi không chàng chịu nghe lời hắn.
+ Ngoa ngôn, kết tội Tử Văn và che dấu tội lỗi của mình.
11. Hình ảnh Tử Văn được phong thần cho thấy:
- Truyền thống quý báu của người Việt: tôn vinh những anh hùng có công với đất nước.
- Khao khát có được cuộc sống hòa bình, ấm no nhờ sự giúp đỡ của những vị anh hùng ngay cả khi họ đã qua đời.
12. Chủ đề
- Đề cao tinh thần trượng nghĩa, dám đấu tranh vạch mặt cái xấu và dũng cảm trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn.
- Thể hiện niềm tin ở lẽ phải, công lí, thiện thắng ác, chính thắng tà.
B. TỰ LUẬN
Sức hấp dẫn của thiên truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên’’ của Nguyễn Dữ
Gợi ý làm bài
Thế kỉ XVI, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đạt đến đỉnh cao của thể loại truyền kì (còn gọi là truyện ngắn trung đại) Việt Nam. Loại truyện này có mối liên kết chặt chẽ với truyền thuyết, cổ tích,... đồng thời nó cũng có xu hướng phá vỡ mối dây ràng buộc đỏ để thể hiện cái tôi cá nhân trọn vẹn hơn trong nỗ lực hiện đại hoá thể loại. Đặc điểm nổi bật đầu tiên của loại truyện này là có một cốt truyện 11 kì, hấp dẫn, đầy gay cấn và nhiều đột biến dề cuối cùng đi đến một cái kết có hậu.
1. Cốt truyện năm thanh phần
.1) Mở đầu: Ngô Tử Văn người Lạng Giang là một kẻ sĩ chính trực. Cảm gian con yêu quái vón là tên tướng giặc họ Thôi người Trung Quốc, Ngô Tử Văn đã đốt ngôi đền hắn chiếm của Thổ thần để gây hại cho dân lành.
b) Thắt nút: Tên yêu quái đến dõi Tứ Văn phải xây lại đền cho hắn nếu không hắn sẽ bắt linh hồn Ngô Tử Văn đưa xuống địa ngục đé kiện chàng. Ngò Tư Vãn không sợ. Ngược lại, thố thần đến cám ơn Ngô Tử Văn và bày cho chàng cách đối phó với yêu quái.
c) Phát triển: Tử Văn mắc bệnh nặng rồi mất. Quỷ sứ đưa linh hồn Tử Văn xuống gặp Diêm Vương. Tử Văn can đảm vạch mặt tên yêu quái và yêu cầu được đối chứng với nhân chứng ở đền Tản Viên.
d) Kết thúc: Tên yêu quái hoảng sợ xin dàn hòa nhưng Diêm Vương không chịu, sai người đi điều tra. Biết rõ sự tình, Diêm Vương trừng phạt kẻ họ Thôi kia, mộ của hắn bị nổ tung.
Thổ thần quay về ngôi đền vừa được dựng lại và xin cho Tử Văn chức quan phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn qua đời để đi nhận chức ấy.
Kiểu cốt truyện năm thành phần với nhiều tình huống li kì, hấp dẫn này là rất đặc trưng cho cho chủng loại truyện ngăn trung đại - loại truyện có mối quan hệ gần gũi với các thể loại truyện kể của văn học dân gian. Người đọc sẽ bị cuốn theo mạch trần thuật đầy lôi cuốn, đầy tình tiết li kì,... để cuối cùng đi đen cái kết có hậu: tên tướng giặc họ Thôi bị trừng trị đích đáng.
2. Thế giới nhàn vật hoang đường, huyễn ảo
Đặc trưng rất cơ bản của truyện trung đại là sự đan xen một cách hồn nhiên các nhân vật, chi tiết, sự việc của thế giới con người và thế giới thần linh, ma quỷ. Điểm đặc biệt trong truyện Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên là tuy mở đầu và kết thúc truyện đều được diễn ra trên trần thế, nhưng những diễn biến chính của câu chuyện lại được tập trung ở thế giới âm phủ của Diêm Vương. Sở dĩ có hiện tượng này là vì mục đích giáo huấn và đặc tính kể sự thật của loại truyện trung đại. Truyện phải diễn ra trên dương thế thì những người còn sống mới tin là có thật và lấy đó làm bài học để tu dưỡng đạo đức. Do vậy, hành động dũng cảm đốt cháy đền tên hung thần độc ác họ Thôi của Ngô Tử Văn sẽ mang lại bài học về đạo đức: con người chân chính không chấp nhận cánh kẻ xấu, kẻ ác hoành hành nhũng nhiều dân lành, Ngô Tử Văn là người đức độ, can đảm, cuối cùng chàng được phong thần. Ngược lại, hành động
độc ác, xảo trá của hồn ma viên tướng họ Thôi cuối cùng bị trừng phạt, ngòi mộ của hắn bị quật nát.
Về cơ bản thế giới nhân vật trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên đều là các thánh thần, ma quỷ. Bảng khảo sát dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều đó.
Truyện có rất ít nhân vật, trừ Ngỏ Tử Văn là người nhưng về sau cũng thành thần còn lại đều là thần linh và ma quỷ. Có thần tốt: Thổ còng, Diêm Vương; có thần xấu - thực chất là hồn ma tướng giặc: kẻ họ Thôi.
Tuy truyện chủ yếu kể chuyện hoang đường, nhưng thực chất lại là chuyện dương thế, chuyện xung đột giữa cái tốt và cái xấu và khát vọng cái tốt được chiến thắng. Do vậy, nhân vật trung tâm của truyện Ngô Tử Văn là người hội đủ nhiều yếu tố tích cực của con người lí tưởng của thời đại: người có học, không chấp nhận cái xấu, dũng cảm đối đầu, tiêu diệt cái ác, cản đảm vạch mặt sự dối lừa của kẻ ác.
Diêm Vương là người đứng đầu địa ngục, ông ta là người cầm cân nảy mực dê phán xét tội lỗi của con người trên thế gian. Trong truyện, Nguyễn Dữ xây dựng Diêm Vương là người sáng suốt, thực thi công lí, là chỗ dựa của những người dân lương thiện bị vu oan.
Tuy nhiên, trước khi vụ việc Tử Văn đốt đền xảy ra, Diêm Vương vẫn là người có tội với nhân dân. Cho dù ông ta không ăn hối lộ nhưng thuộc hạ của ông ta thì có. Đây là tội không quản lí tốt thuộc hạ của mình. Lời của Thổ công: “Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng không làm thế nào để thông đạt được lẽn, cho nên dành ẩn nhân mà ngồi xó một nơi". Điều này cho thấy tệ nạn quan liêu của âm phủ dưới sự cai trị của Diêm Vương. Ông ta không biết dùng người và không thật chu đáo với công việc nên bị kẻ xấu lợi dụng, hoành hành.
Tướng giặc họ Thôi là kẻ xâm lược. Lúc còn sống, hắn giày xéo nước ta. Tuy tác giả không miêu tả nhưng người đọc vẫn có thể hình dung được sự tàn hại mà bọn giặc Minh gáy cho dãn lành. Ây vậy mà kill chết rồi hắn vẫn không thôi khát vọng ngông cuồng là muốn đô hộ người khác. Hắn không chỉ đánh đuổi Thổ công chiêm miêu thờ mà còn tác oai, tác quái hãm hại dân chúng. Tội lỗi của hắn được Thổ công kể rõ: “Thượng dê bị nó bưng bít, hạ dàn bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả”. Tâm địa độc ác của tên tướng giặc này càng quá quắt khi hán sẵn sàng giết chết Tử Văn, và ngoa ngôn, kết tội Tử Văn hòng che giấu tội lỗi của mình. Hình tượng tướng giặc họ Thôi là lời cảnh báo sau xa về nhận thức thái độ của dân tộc ta với bè lũ giặc ngoại xâm.
Nhân vật Tử Văn là mẫu hình lí tưởng của thời đại, Tử Văn hiện thân cho lòng dũng cảm cương trực của con người vì dân vì nước. Xuất thân là một tri thức Nho học, Tử Văn thể hiện một tinh thần dân tộc bất khuất: tiêu diệt hồn ma của tên tướng giặc, lúc sống hại dân ta mà lúc chết cũng hại dân ta. Việc làm này, trước hết xuất phát từ động cơ tiêu diệt lũ ma quái xấu xa ngụ ở miếu thổ thần ức hại dân lành: “Tứ Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lứa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả".
Lúc đớt miếu, Tử Văn đâu có biết đấy là nơi hồn ma tướng giặc Trung Quốc bại trận nương náu. Điều này có nghĩa, ngay đến cả thổ thần - tức người từng có công với đất nước được vua sắc phong - nhưng nếu biến chất, hãm hại dân lành thì Tử Văn cũng quyết ra tay trừ hại. Như thế, “đối thú" mà Tư Văn nghĩ mình sẽ đối đầu là một vị Thổ thần người Việt chứ không phải là một gã tướng giặc Trung Quốc. Khi xuất hiện tên tướng họ Thôi và bản chất của nó được Thổ thần vạch rõ thì người đọc mới hay rằng người từng giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm thì không hề làm điều gì sai trái với dân tộc. Kẻ ác vẫn cứ là kẻ xâm lược, ngay cả khi đã bị quân ta giết chết. Hành động của Tứ \ăn là hành động chính nghĩa bảo vệ quyền lợi đích đáng của Thổ thần. Đồng thời đây cũng là hành động gợi nhớ việc đề cao tinh thần cảnh giác. Kẻ thù sẽ không từ bỏ dã tâm bức hại dân lành.
Chiến thắng của Tử Văn không chỉ nhờ hoàn toàn vào lòng dũng cảm mà còn có sự góp công không ít của Thổ thần mà đằng sau Thổ thần là thần đền Tản Viên. Thổ thần sau khi bị tướng giặc cướp đền phải đến nương náu tại đền Tản Viên. Thổ thần chính là người biết rõ ngọn nguồn tội lỗi của tướng giặc họ Thôi. Nhờ Thổ thần hiến kế nên Từ Văn mới được minh oan, kẻ xấu phải đền tội. Trong truyện, Thổ thần và đền Tản Viên - hiện thân cho truyền thông và văn hoá Việt - là điểm tựa để Tử Văn đấu tranh với kẻ thù. chiến thắng của Tử Văn tuy là do ý chí và nghị lực của chàng, nhưng cũng có công không nhó của các thế lực thần linh chính nghĩa này.
Hình tượng Tử Văn được miêu tả trong tác phẩm thật sống động. Thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của chàng, người đọc có thể hình dung được những diễn biến nội tâm sâu sắc. Khi đốt đền kẻ ác, chàng “vung tay không cân gì cả”. Khi tên tướng giặc đến đòi làm trả đền: “Tử Văn mặc kệ, vắn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Nhưng khi nghe Thổ thần kể rõ sự tình, Tử Văn thoáng chút cân nhắc: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không ?” Khi bị quỷ Dạ Xoa bắt đi, Tử Văn dõng dạc kêu oan: “Ngó Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Đến khi đối chất trực tiếp với Diêm vương, Tír Văn vẫn không hề tỏ vẻ sợ hãi. Nhờ lòng can đảm, sự suy xét thấu đáo và bình tĩnh,... Tử Văn đã chiến thắng kẻ thù.
Ngày nay, hình tượng Tử Văn với phẩm chất cao đẹp sẽ luôn cần thiết cho dân tộc ta. Chàng là người dám đương đầu với cái xấu, cái ác, dám liều mình vì chính nghĩa, tiêu diệt kẻ làm hại dân, vạch mặt bọn tham quan, ô lại... cho dẫu có là Diêm Vương người đứng đầu Âm phủ, nắm quyền sống chết, Tử Văn cũng không chùn bước.
Hành động anh hùng của Tử Vãn được người đời ca ngợi. Tác giả cho Tử Văn được hưởng phúc lành khi đế cho Tử Văn được phong thân. Điều này cho thấy khát vọng có được cuộc sống hòa bình, ấm no nhờ sự giúp đỡ của những vị anh hung ngay cả khi họ đã qua đời của quần chúng nhân dân. Đồng thời nó cũng thể hiện truyền thống quý báu của người Việt: tôn vinh những anh hùng có công với đất nước.
3. Chủ đề truyện
Bằng cách dan xen những yếu tố thực và các yếu tố kì ảo, hoang đường, tác phẩm đề cao tinh thần trượng nghĩa, dám đấu tranh vạch mặt cái xấu và dũng cảm trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn. Đồng thời, nó còn thể hiện niềm tin ở lẽ phải, công lí, thiện thắng ác, chính thắng tà.
Thông qua các yếu tố huyễn ảo, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của cuộc sống cũng như thái độ của nhà văn trước hiện thực. Đó là nạn tướng giặc họ Thôi sách nhiễu dân lành. Nạn tham nhũng, hối lộ: “Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả.” Nạn cậy quyền thè ức hiếp người khác: tên tướng họ Thôi bắt chết Tử Văn và vu tội cho Tử Văn: "... mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc”. Cuối cùng là nạn tắc trách, cẩu thả trong công việc của giới lãnh đạo, thể hiện qua lời Diêm Vương mắng thuộc hạ: “vậy mà còn dối trá càn bậy như thế”.
Xem thêm >>> Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) của Ngô Sĩ Liên
Like và share bài viết nếu các bạn thấy hữu ích nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK