Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Viết bài làm số 5: Văn thuyết minh Thuyết minh về lễ hội truyền thống hàng năm chi tiết kèm dàn ý

Thuyết minh về lễ hội truyền thống hàng năm chi tiết kèm dàn ý

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

HƯỚNG DẪN THUYẾT MINH VỀ LỄ HỘI ĐUA THUYỀN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA

      Đất nước Campuchia được biết đến có rất nhiều lễ hội đặc sắc, một trong số đó chính là lễ hội đua thuyền(Lễ hội nước). Có rất nhiều giả thuyết về ý nghĩa và nguồn gốc xuất phát của lễ hội, thế nhưng chúng đều có một điểm chung. Đó chính là dịp lễ này là thời điểm người dân Khmer được thể hiện bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Hãy cùng tìm hiểu qua phần thuyết minh về lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Campuchia dưới đây.

bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Camphuchia- CungHocVui

 

Dàn ý thuyết minh về lễ hội đua thuyền

Mở bài thuyết minh về lễ hội đua thuyền

-      Giới thiệu về lễ hội đua thuyền (đua ghe) của người dân campuchia

Thân bài thuyết minh về lễ hội đua thuyền

-      Lịch sử lễ hội đua thuyền: Có lịch sử rất lâu đời

-      Thời gian diễn ra lễ hội đua thuyền: hường là vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (túc khoảng 11-13/11 theo lịch dương) 

-      Nguyên nhân tổ chức và ý nghĩa của lễ hội: Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra

Giả thuyết 1:

-      Trên  tượng phù điêu Thủy chiến Tonle Sap

-      Tổ chức kỉ niệm ăn mừng một chiến thắng ở thế kỉ 12, mang lại hòa bình, độc lập và tự do cho dân tộc.

Giả thuyết 2:

-      Đưa ra bởi giảng viên trường Phật học Khmer tại Trà Vinh, Việt Nam- Trà sư Thạch Phèn.

-      Lễ hội này là dịp phó vương tổ chức để tự biểu dương sức mạnh các đạo quân của mình 

Giả thuyết 3: 

-      Tổ chức là để bày tỏ lòng biết ơn với đức Phật vào ngày rằm

-      Nguyên dân là do nó được hình thành cùng với thời điểm phật giáo du nhập.

Xem thêm:

Dàn ý thuyết minh về chiếc bút bi

Bài văn mẫu thuyết minh về chiếc bút bi hay nhất

Quy môn lễ hội đua thuyền

-      Quy mô lớn, một miền trên tổ quốc cũng như nước láng nhiều đổ về.

-      Có những năm số người tham gia lên đến hơn 1 triệu.

Nội dung của lễ hội:

-      Phần chính của lễ hội là đua thuyền, rất nhiều các đội từ các tỉnh và các nước như: Việt Nam, Thái lan tham gia.

-      Có những phần khác như biểu diễn các chương trình nghệ, thuật, các triển lãm thương mại đặc sản vùng miền, những buổi hòa nhạc giúp khách tham quan thư giãn và giải trí hay thậm hí là bắn pháo hoa.

-      Lễ hội có tính lịch sử lâu đời,  những cuộc tranh tài gay cấn và hấp dẫn sẽ đem lại cho du khách những cảm giác rất thú vị. Sự hồi hộp, ganh đua chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó phai thi thả mình cổ vũ vào cuộc đua đầy kì thủ này.

Kết bài thuyết minh về lễ hội đua thuyền

-      Đây thực sự là một lễ hội có ý nghĩa, khi nhờ qua đó mà người dân Khmer có dịp thể hiện được sự nhanh nhẹn, tài năng cũng như bản sắc văn hóa truyền thống của mình. 

Bài làm hướng dẫn thuyết minh về lễ hội đua thuyền

Bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội đua thuyền- CungHocVui

Bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội đua thuyền

Nói đến đất nước Campuchia, chắc hẳn ai cũng biết đến một lễ hội rất nổi tiếng: Lễ hội đua thuyền (Hay còn gọi là lễ hội nước). Đây là một lễ hội quan trọng với người dân nơi đây, đặc biệt với người Khmer khi nó show được bản sắc văn hóa dân tộc, với nhiều ý nghĩa khác nhau.  Ngoải ra tại Việt Nam cũng có một lễ hội tương tư, được gọi là lễ hội đua ghe ngo. Nó được cộng đồng bà con Khmer tổ chức vào tháng 10 âm lịch, dịp Ak Ambok hoặc Ok om bok.

Lễ hội đua thuyền có lịch sử rất lâu đời và được tổ chức theo chu kì cạn của con sông Mê Công, và thường là vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (túc khoảng 11-13/11 theo lịch dương).Rất nhiều nơi có tổ chức lễ hội này, nhưng nơi tập trung đông đảo nhất là trên dòng sông Tonle Sap, phía chính diện của cung điện Hoàng gia Campuchia,  tại thủ đô Phnom Penh. Đây cũng chính là thời điểm duy nhất trong năm con sông này có hiện tượng đổi dòng chảy.

Với thời điểm diễn ra ấy thì ở Campuchia sẽ trùng với những ngày cuối của mùa mưa. Khi ấy các cánh đồng sẽ ngập nước mênh mông do nước từ các hồ và đầm lầy tràn ra, từ đó phù sa sẽ được bù đắp để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Nhờ vậy mà cây cối tươi tốt, cũng góp phần đưa Campuchia trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu gạo vào liên minh châu Âu EU lớn nhất thế giới.

Xem thêm:

Dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long

Dàn ý thuyết minh về cách làm diều

Về tính lịch sử, lễ hội đua thuyền này đã được ghi chép rất lâu trong lịch sử của Campuchia và một số quốc gia lân cận. Một số minh chứng rõ ràng nhất cho điều này được thể hiện trên các bức tượng xây dựng từ thế kỉ 12 tại kinh đô Angkor. Trên đó cảnh lễ hội nước -đua thuyền khắc họa rất rõ ràng. Ngoài ra người ta cũng có rất nhiều giả thuyết về lễ hội này, trong đó có một vài điểm đáng kể sau:

Giả thuyết đầu tiên là trên  tượng phù điêu Thủy chiến Tonle Sap. Trên đó, người ta thấy rằng người Khmer đã chiến thắng oanh liệt với nước láng giềng Champa từ thế kỉ 12 ở kỉ nguyên Angkor rực rỡ. Cuộc chiến này cũng đem lại hòa bình và tự do cho vương quốc sau thời gian phần lãnh thổ bị chiếm đóng. Và lễ hội đua thuyền được tổ chức tưng bừng nhằm ăn mừng và kỉ niệm chiến thắng này.

Ngoài ra,  người ta đã tìm thấy những hình ảnh khắc trên đá mô tả thủy quân Khmer với vua Jayavarman VIII trên các bức tường của thành Bayon tại Angkor. Khi ấy nhà vua đang dũng cảm cầm một ngọn giáo và cung tên đứng trên thuyền.

bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân Camphuchia- CungHocVui

 

Giở thuyết tiếp theo được đưa ra bởi giảng viên của trường phật học Khmer tại tỉnh Trà Vinh, nhà sư Thạch Phèn. Ông cho rằng có một sự kiện vào thời kỳ Longvek vào năm 1528 sau Công Nguyên khi Ponhea Tat được vau Ang Chan I chỉ định làm vua-phó vương tại vùng Bassak (Tây Nam Bộ hiện nay).

Khi ấy, Ponhea Tat đưa ra quyết định chia đạo quân của mình thành 3 đạo chính:  đạo tiên phong với những thuyền nhỏ và dài tương tự thuyền đua ngày nay; đạo dự bị cùng những thuyền lớn hơn đạo tiên phong, gồm hai hàng chèo song song nhau và đạo Bassak gồm các thuyền lớn có mái che, mái chèo được cố định vào thân tàu, chủ yếu để vận chuyển lương thực).

Với sự mạnh nhẽ như vậy của đội quân, họ đưa ra quyết định sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền( lễ hội nước) để tự biểu dương. Việc này được tổ chức ngay tại nơi hợp lưu của các con sông, trên một khúc sông dài trên sông Peam Kanthao. Điều này cũng giúp cho thủy quân ở các vùng khác nhau có cơ hội đến tham gia.

Với giá thuyết cuối cùng, người ta cho rằng nguyên nhân nó được tổ chức là để bày tỏ lòng biết ơn với đức Phật vào ngày rằm. Sự kiện truyền thông vô cùng đặc sắc này của người Kmer lại được ra đời cùng với thời gian Phật giáo du nhập- một phần rất quan trọng trong đời sống của người dân.  

Xem thêm:

Bài văn mẫu hay thuyết minh về cách làm diều

Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu và giả thuyết khác khiến người ta cho rằng có thể lễ hội này tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần sông và thần núi. Họ cảm ơn các vị thần này đã cho mình một cuộc sống bình yên và bày tỏ những nguyện vọng trong năm hay mùa vụ mới.

Cuối cùng có lẽ giả thuyết thuyết phục nhiều người nhất do vẫn là xuất phát từ những cuộc tuyển chọn binh sĩ và những trận đấu của thủy binh thời Angkor. Lý do là vì nó có những bằng chứng rất cụ thể, có rất nhiều miêu tả về những trận đấu tuyển chọn binh sĩ thông qua những cuộc đua thuyền trên đền thờ Bayon và Bantray Chmar. Ngoài ra ta còn thấy những trận chiến vô cùng tàn khốc của thủy binh lúc bấy giờ. 

Lễ hội này được tổ chức với rất nhiều phần và hoạt động khác nhau. Thế nhưng chắc chắn nổi bật nhất nhất là đua thuyền với sự tham gia của mọi miền trên đất nước Campuchia. Ngoài ra hàng năm, còn có đội thuyền đến từ nhiều quốc gia khác như: Việt Nam, Thái Lan,...

Chính vì như vậy nên cũng thu hút rất nhiều người dân và khách du lịch đến xem và cổ vũ để tăng thêm phần lôi cuốn cho lễ hội. Nhờ  vào đó đây là dịp người dân Campuchia khắp nơi đổ về Phôm Pênh du lịch, gặp gỡ họ hàng,.., nhiều nhất trong năm. Cũng chính vì vậy có những năm lễ hội đua thuyền (Lệ hội nước) thu hút được cả triệu người tham gia.

Vốn được biết đến là lễ hội có tính lịch sử lâu đời,  những cuộc tranh tài gay cấn và hấp dẫn sẽ đem lại cho du khách những cảm giác rất thú vị. Sự hồi hộp, ganh đua chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó phai thi thả mình cổ vũ vào cuộc đua đầy kì thủ này.

 Thuyết minh về lễ hội truyền thống đua thuyền- CungHocVui

Thuyết minh về lễ hội truyền thống đua thuyền

Để tăng thêm phần thú vị cho lễ hội đua thuyền, người ta còn tổ chức các chương trình đặc biệt khác. Ví dụ như biểu diễn các chương trình nghệ, thuật, các triển lãm thương mại đặc sản vùng miền, những buổi hòa nhạc giúp khách tham quan thư giãn và giải trí hay thậm chí là bắn pháo hoa. Nhờ vậy mà rất nhiều khách tham quan đã bày tỏ sự hài lòng khi được hòa mình trong một không khí sôi động như vậy.

Qua phần thuyết minh về lễ hội đua thuyền, ta thấy đây thực sự là một lễ hội có ý nghĩa, khi nhờ qua đó mà người dân Khmer có dịp thể hiện được sự nhanh nhẹn, tài năng cũng như bản sắc văn hóa truyền thống của mình. Họ là một dân tộc với những đức tính tốt như: dũng cảm, kiên trì, yêu chuộng nghệ thuật và sự hòa bình. Họ tin tưởng vào  sự đoàn kết cộng đồng sẽ đen lại hạnh phúc, ngoài ra còn có  là lòng yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc và niềm tự hào dân tộc.

Ngoài ra lễ hội này cũng là dịp để người dân Khmer thể hiện sự phát triển rất đa dạng của nền nông nghiệp lúa nước với rất nhiều sản vật làm ra từ những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ. Nó cũng chúng là cuộc tranh tài, lại vừa có dịp cảm ơn Đức Phật đã ban cho mùa bội thu và cầu mong no ấm. Cũng là thời điểm để người ta nhớ lại sức mạnh đã từng không thể chia cắt  của lực lượng thủy quân của Đế chế Khmer cổ và giới thiệu sự đa dạng của các phương tiện giao thông đường thủy của dân tộc.

 

 

 

 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK