- Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
+ Thông tin về đối tượng thuyết minh phải trung thực, chính xác, khách quan.
+ Trình tự thuyết minh phải hợp lý, khoa học và nhất quán theo không gian, thời gian hay sự việc ... .
+ Có phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh (chặt chẽ) :
+ Phương pháp thuyết minh tạm hiểu là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng mong đạt tới mục đích mà mình đã đạt ra.
+ Không có nhu cầu và mục đích thuyết minh thì không có cơ sở để sử dụng phương pháp thuyết minh.
+ Ngược lại: Nhu cầu thuyết minh sẻ không thể thoả mản, mục đích thuyết minh sẻ không thể đạt được nếu người thuyết minh không có phương pháp thuyết minh phù hợp và hiệu quả.
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
Các phương pháp được sử dụng trong từng đoạn văn và tác dụng của nó :
Đoạn văn | Phương pháp thuyết minh | Tác dụng của phương pháp thuyết minh |
(1) | Liệt kê, giải thích | Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe |
(2) | Định nghĩa, phân tích, giải thích | Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô |
(3) | Nêu số liệu, so sánh | Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin |
(4) | Phân loại, giải thích | Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian |
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
a. So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích :
- Giống : có mô hình cấu trúc “A là B”.
- Khác :
+ Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa : đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn ; Phương pháp này chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.
+ Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả
- Hai mục đích (1) và (2) đều là mục đích của đoạn văn, nhưng (2) mới là mục đích chủ yếu.
- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả hợp lí : Niềm say mê cây chuối (nguyên nhân) -> việc ra đời bút danh Ba-sô (kết quả).
1. Người làm văn căn cứ vào mục đích thuyết minh để quyết định chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
2. Mục đích chủ yếu nói thật rõ về sự vật, hiện tượng không phải là duy nhất. Phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc.
Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Nhận xét các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn đã cho : Vận dụng đa dạng các phương pháp thuyết minh phù hợp :
- Chú thích: Hoa lan …là "Loài hoa vương giả". …là "nữ hoàng của các loài hoa".
- Phân tích, giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm:…
- Nêu số liệu: Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã….
- Ngoài sự vận dụng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn : Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh và mang hoà sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió….
-> Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ, ... nhờ đó mà bài thuyết minh vừa mang tính chính xác, khách quan vừa sinh động và hấp dẫn.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.
Gợi ý:
- Giới thiệu chung về đất nước Việt Nam. Đưa ra vai trò quan trọng của lúa trong đời sống người Việt và giới thiệu nghề truyền thống trồng lúa nước.
- Nguồn gốc : Nghề trồng lúa nước xuất hiện từ lâu đời với hai vựa lúa chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đặc điểm : mỗi năm hai vụ chính, với nhiều giống lúa, đặc biệt là cây lúa được trồng ở vùng đất được bơm ngập nước.
- Quy trình : Hạt lúc đem ngâm -> gieo hạt lên mạ -> cấy mạ -> dần dần cây lúa sinh trưởng phát triển -> thu hoạch.
- Công dụng của lúa : hạt làm lương thực, có thể đem xuất khẩu mang giá trị kinh tế, thân lúa phơi thành rơm rạ làm mái nhà, cho bò ăn, đốt làm tro bón ruộng…
- Suy nghĩ về nghề trồng lúa nước truyền thống với cách trồng lúa hiện nay ở Việt Nam và các nước khác.
(Trong quá trình thuyết minh cần xác định đúng mục đích thuyết minh là nghề trồng lúa nước truyền thống, chú ý sử dụng các phương pháp thuyết minh cho phù hợp : nêu định nghĩa nghề truyền thống là gì ? nghề trồng lúa nước là gì ? ; đưa số liệu, dẫn chứng về các khu vực còn lưu giữ được nét truyền thống này ; phân tích về quy trình chăm sóc lúa…)
Các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 hay và ngắn nhất khác:
Loạt bài Soạn văn lớp 10 | Soạn bài lớp 10 | Để học tốt Ngữ văn 10 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 10 và bám sát theo nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK