Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Viết bài làm văn số 4 - Văn thuyết minh Đề bài: Thuyết minh về vai trò của rừng với cuộc sống.

Đề bài: Thuyết minh về vai trò của rừng với cuộc sống.

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

   Việt Nam chúng ta là đất nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quang năm, là điều kiện tốt cho cây cối sinh trưởng và phát triển trong đó có rừng.

   Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nỏ chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyên. Rừng chiêm phần lớn bề mặt Trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lí, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lần nhau và với hoàn cảnh bên ngoài và với cuộc sống của con người.

   Rừng nói chung có nhiều loại, trên thế giới người ta phân thành: Rừng lá kim vùng ôn đới, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ngập mặn. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn hai phần ba lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật.  Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng, chủ yếu là rừng nhiệt đới như: rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hồn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,... bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

   Trong thực tế rừng có vai trò hết sức quan trọng về nhiều mặt: Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người, lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu đời sống xã hội... Bên cạnh đó một vai trò hết sức quan trọng của rừng là phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Ở đầu nguồn, rừng giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. Ở ven biển, chắn sóng, rừng chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn... bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...Ở khu công nghiệp và khu đô thị, rừng làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ở đồng ruộng và khu dân cư rừng giữ nước, cổ định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất... Rừng bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch... Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bão tồn các nguồn gen quý hiếm. Một vai trò nữa phải kẻ đến của rừng là về mặt xã hội - Rừng là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. Trong cuộc sống thường ngày: các cây rừng sẽ thải ra dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất. Một ha rừng hàng năm tạo nên 16 tấn oxy. Mồi người một năm cần 4.000kg oxy tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong một năm. Từ những thông tin trên ta thấy rõ tầm quan trọng của rừng nói chung và rừng ở Việt Nam nói riêng. Vậy thực trạng của rừng Việt Nam hiện nay ra sao?

   Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331.700 km2, kéo dài từ 9 - 23 độ vĩ bắc, trong đó điện tích rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc (Tổng cục thống kê năm 1994). Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2. Hiện nay rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp về diện tích, từ một nước có độ che phủ rừng lớn trên thế giới, đến thời điểm này Việt Nam chỉ còn giữ được một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh. Đến năm 1958 chi còn 44, 05 triệu km2 (chiếm khoảng 33% diện tích đất liền). Năm 1973 còn 37,37 triệu km2. Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 29 triệu km2. Tỉ lệ che phủ ngày nay chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6% diện tích, tức là dưới mức báo động cân bằng. Qua quá trình quản lý chưa bên vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức. khoảng một thế kỉ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kì Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thể kỉ XX, hàu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đà tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9, 5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, đê hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Tuy một số diện tích rừng tái sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, "khai hoang". Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ờ nước ta vẫn đang bị phá hoại.

   Trong cuộc sống, do những nhận thức về rừng chưa đầy đủ cùng với sức ép về dân số, sức ép về xã hội, con người đã lợi dụng các sản phẩm từ rừng một cách trực tiếp hay gián tiếp. Dù có ý thức hay không có ý thức, con người dân luôn tác động đến rùng, ở đây nghĩa là tác động đến thành phản của hệ sinh thái rùng, tác động và làm thay đổi các quy luật vận động đang diễn ra một cách ổn định, dù chỉ một tác động nhỏ đến rừng cũng làm thay đòi rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong rừng. Sự mất mát và suy giảm rừng là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tẻ. về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài. Những trận lụt rất lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các vùng của đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền đồng bằng, nhất là các trận lụt ờ sáu tinh miền Trung, ở Đồng bằng sông Cửu Long, các trận lũ quét ờ một số tinh miền Bắc, tại các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, đặc biệt ở các huyện Hương Som, Hương Khê, Vũ Quang, Nam Đàn và Hưng Nguyên, và tiếp theo là lũ lụt ở Bình Định
tháng 11 -2002 đã gây ra nhiều tồn thất nặng nề về nhân mạng, mùa màng, nhà cửa, ruộng vườn, đường sá... một phân quan trọng cũng do sự suy thoái rừng, nhất là rừng đầu nguồn bị tàn phá quá nhiều. Trong những năm qua, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi mà chúng ta cho là ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino. Nhưng cũng cần nói thêm rằng là các hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc đã phá huỷ nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và góp phần làm cho hậu quả thiên tai càng nặng nề hon. Các trận lũ lớn xảy ra đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, hàng nghìn gia đình không còn nhà cửa, hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại... Ở ven biển do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuyên phải hứng chịu những com bão và triều cường gây thiệt hại lớn. Trước đây, nhờ có các dãy rừng ngập mặn tự nhiên và những dãy rừng được trồng ở các vòng cửa sông, ven biển nên đê điều ít khi bị vỡ. Nhưng gần đây do việc phá rừng ngày càng tăng, nạn lở đất, lũ lụt xảy ra nhiều nên cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển ngày càng bị đe dọa. Việt Nam đã phải gánh chịu những thiệt hại to lớn về người, tài sản và cơ sở hạ tàng. Nhiều đoạn đê biển bị vờ hoặc sạt lờ nghiêm trọng. Nhưng sau những thiệt hại mà bão gây ra, nhiều người dân ở vùng biển đều có nhận xét rằng: ở những khu vực có rừng ngập mặn, đê biển khò hề sạt lở... Và còn rất nhiều tổn thất khác không kém phần nặng nề do rừng bị huỷ diệt gây ra.

   Đứng trước thực trạng đó chúng ta đã làm gì để bảo vệ rừng, cũng là bảo vệ chính chúng ta? Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất nghiêm trọng đang đe dọa sức sinh sản lâu dài của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, quản lý và bảo vệ rừng không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng hiện nay đó đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn nhằm xanh hóa những vùng đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa chữa những sai lầm trong công cuộc phát triển thiếu quy hoạch của mình trong những năm qua, un tiên trồng rừng tại các khu đất đầu nguồn. Mục tiêu là đến năm 2010 sẽ phủ xanh được 43% diện tích cả nước, với hi vọng phục hồi lại sự cân bàng sinh thái ờ Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. Quan trọng hơn là tăng cường sự tham gia của nhân dân vào việc trồng, bảo vệ và quản lý, phát triển lửng có hiệu quả vì lợi ích cúa môi trường chung. Song song với vấn đề đó cần phải đóng góp cải thiện đời sống, tăng việc làm cho nhân dân, đặc biệt là các cộng đồng miền núi. Xử lí nghiêm những hành động phá rừng và huỷ hoại hộ sinh thái. Tuyên truyền tốt hơn nữa về công tác bảo vệ rừng.

   Còn mỗi chúng ta với vai trò chủ nhân tương lai của đất nước hãy cùng chung tay bảo vệ lá phổi xanh của trái đất bằng những việc làm cụ thể. Hãy trồng cây, chăm sóc để chúng lớn lên và toả mát cho muôn người.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK