Soạn bài Phú trên sông Bạch Đằng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”. Là người tài đức vẹn toàn nên khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu.

   Tác phẩm của Trương Hán Siêu có: Bạch Đằng giang phú, Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý), Khai Nghiêm tự bi kí (Bài kí trên bia chùa Khai Nghiêm) và Cúc hoa bách vịnh,… Thơ văn Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu n­ước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học.

2. Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung, vận văn và tản văn xen nhau, kết thúc bằng một bài thơ. Loại phú cổ thể (có tr­ước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.

3. Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng n­ước và giữ n­ước.

II. SOẠN BÀI

1. Đọc Tiểu dẫn để nắm được bố cục bài phú, vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài sông Bạch Đằng trong văn học. Đọc kĩ các chú thích để hiểu được các từ khó, các điển tích, điển cố.

Trả lời:

- Sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, bắt sống Hoằng Tháo, năm 1288 nhà Trần tiêu diệt giặc Mông Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi.

- Bạch Đằng giang là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả viết nên những áng văn thơ tuyệt tác như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông;

   Bạch Đằng giang của Nguyễn Sưởng, Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, Hậu Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân...

- Bố cục mỗi bài phú thường có bốn đoạn: mở đầu, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung:

+ Đoạn 1. “Khách có kẻ... luống còn lưu”: Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc

+ Đoạn 2. “Bên sông các bô lão... chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão

+ Đoạn 3. “Rồi vừa đi... lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão

+ Đoạn 4. Còn lại: Lời kết, bình luận của nhân vật khách.

- Đọc kĩ chú thích để hiểu nghĩa của những từ khó, các điển tích, điển cố như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường, Hợp Phì, Xích Bích...

2. Mở đầu bài phú, nổi bật lên là hình tượng nhân vật "khách". Anh (chị) hãy tìm hiểu:

- Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của "khách"?

- "Khách" là người có tráng chí (chí lớn), có tâm hồn như thế nào qua việc nhắc đến những địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử của đất Việt?

Trả lời:

   Nhân vật khách có thể là chính tác giả. Ông là một nhà Nho, một viên tướng của triều đình, một nhà thơ. Tuy tuổi đã già nhưng “tráng trí vẫn còn tha thiết” nên ông đã học người xưa đi khắp nơi thưởng ngoạn phong cảnh, mở rộng hiểu biết, di dưỡng tinh thần, sống cuộc đời tự to tự tại. Qua phân tích các hình ảnh liệt kê về không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn và ngữ điệu trang trọng qua các từ “chừ" nhấn mạnh ngắt nhịp trong các câu từ “Giương buồm giong gió chơi vơi” đến “Tam Ngô, Bách Việt”, ta có thể nhận xét về nhân vật khách:

- Khách” là người mang tính chất tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ, đồng thời cũng là một “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể.

- “Khách” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm.

- Nhân vật “Khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. “Khách" chính là cái tôi tác giả - một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử đất nước.

- Cái tráng chí bốn phương của nhân vật “khách” (cũng là của tác giả) được gợi lên qua những địa danh, “khách” đã “đi qua” hai loại địa danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...) và loại địa danh của Đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng...). Loại địa danh thứ hai thể hiện tráng chí bốn phương, loại địa danh thứ hai mang tính cụ thể, đương đại, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông.

3. Cảm xúc của “khách” trước khung cnh thiên nhiên sông Bạch Đằng: Phấn khởi, tự hào? Buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đang lùi vào quá khứ? Lí giải cách lựa chọn của anh (chị). (Lưu ý đặc điểm hình ảnh thiên nhiên và giọng văn trong đoạn " Qua cửa Đại Than... dấu vết luống còn lưu".)

Trả lời: 

   Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát sóng kình muôn dặm”, “thướt tha đuôi trĩ một màu” với “nước trời...” “Phong cảnh...” “bờ lau..”, “bến lách”,... “khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

4. Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú? Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? Thái độ, giọng điệu của họ khi kể chuyện?

Qua lời bình luận của các bô lão (đoạn "Tuy nhiên: Từ có vũ trụ... Nhớ người xưa chừ lệ chan"), trong các yếu tố: địa thế sông núi, con người, theo anh (chị), yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng?

Trả lời:

- Nếu ở đoạn 1, nhân vật “khách” là cái tôi của nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân vật địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật chính có tính lịch đại để có được sự đối lập tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão)

- Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng “Muôn đội thuyền bè tinh kì phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói”, khói lửa mù trời, tiếng gươm khuya, tiếng quân reo khiến “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ khoa trương thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc.

- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bích, Hợp Phì, gieo roi,...) Điều đó đã góp phán diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.                                        '

- Kết thúc đoạn 1, tác giả viết “Đến sông đây chừ hổ mặt/Nhớ người chừ lệ chan”. Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng : u “khách” (Tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ bu - tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.

5. Li ca của các vị bô lão và lời ca ni tiếp của“khách nhằm khẳng định điều gì?

Trả lời:

   Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm, có tính triết lí. Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy qua đêm. Một chân lí vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của "khách" có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta.

6. Phát biểu v giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú.

Trả lời:

(1) Giá trị nội dung: Bài Phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc tác giả đề cao vai trò, vị trí con người.

(2) Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đểu có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước.

   Bài Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại.

LUYỆN TẬP

2.Phân tích, so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng của Nguyễn Sưởng (xem bản dịch bài thơ trong SGK, trang 7)

Trả lời:

- Cả hai đều thể hiện niềm tự hào vẻ những chiến công trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta.

- Cả hai đều khẳng định, đề cao vai trò, vị trí của con người.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK