Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Nỗi oán của người phòng khuê - Khuê oán Tìm hiểu tác phẩm Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh

Tìm hiểu tác phẩm Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cuộc đời và sự nghiệp
-              Vương Xương Linh (698-756), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An, nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.
-              Năm 727 (tức năm Khai Nguyên thứ 15) ông thi đỗ tiến sỹ và sau đó lại đỗ các khoa thi Bác học hoành từ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông cũng chỉ được giữ những chức quan nhỏ và còn bị biếm trích nhiều lần.
-              Đã từng làm quan ở Giang Ninh, Long Tiêu nên Vương Xưong Linh còn được gọi là Vương Giang Ninh, Vương Long Tiêu.
-              Trong loạn An Lộc Sơn, ông chạy lánh nạn ở vùng Giang, Hoài nhưng cuối cùng bị tên thứ sử Lư Khâu Hiểu giết hại.
-              Về sự nghiệp: Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Thơ óng hiện nay còn lại 186 bài.
2.            Diễn biến tâm trạng người khuê phụ
-              Tâm trạng của người khuê phụ chuyển biến đột ngột chia bài thơ thành hai mạch:
+ Hai câu đầu tả người thiếu phụ xinh đẹp, trang điểm lộng lẫy, bước lên “Tàu đẹp”, và đó là người "ngây thơ không biết buồn”.
+ Hai câu sau, bất chợt nhìn thấy "màu dương liễu”, tâm trạng người khuê phụ chuyển hẳn sang “hối hận”- đã biết buồn.
-              Sự chuyển biến tâm trạng đột ngột của người khuê phụ cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của nàng về sự ác nghiệt của chiến tranh, nỗi buồn của sự chia li biết có ngày gặp lại. cấu tứ bài thơ cũng nương theo cảm xúc của mạch thơ mà chuyển biến.
3.            "Màu dương liễu” và sự “hối hận" của người khuê phụ
-              Màu dương liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ. Ở Trung Quốc, người xưa coi hình ảnh “cành dương liễu" hay “màu dương liễu” tượng trưng cho sự li biệt do khi chia tay, người ở lại thường bẻ một cành liễu tặng cho người đi để thể hiện niềm lưu luyến. Như vậy, màu dương liễu cũng có thể coi là màu chia li.
-              Khi nhìn thấy “màu dương liễu”, tâm trạng người khuê phụ là “hối hận” do đã để chồng ra trận, vì lúc ấy, nàng mới hiểu hết cái giá của sự chia li, bời rất có thể người ra trận sẽ một đi không trở lại.
4.            Không gian thơ
-              Không gian trong bài thơ là không gian trên cao. Người khuê phụ lên lầu (lên cao) để nhìn ra xa (thì mới thấy "màu dương liễu”). Không gian này dường như cũng hé lộ một tâm sự sâu xa trong lòng người khuê phụ bởi nếu nàng hoàn toàn "ngây thơ không biết buồn” thì tại sao lại lên lầu nhìn ra hư không? Phải chăng sau khi điểm trang, nàng mới thấy sự trống vắng bởi thiếu đi người nhìn ngắm. Như vậy, luôn luôn trong lòng nàng, một cách vô thức đã có sự nhớ mong người chinh phu.
-              Đây là dạng không gian truyền thống trong thơ Đường, dạng không gian “đăng cao vọng viễn”, lên cao để nhìn ra xa thường là khi trong lòng có tâm sự.
5.            “Người phòng khuê” và tinh thần phản chiến
-              Đây đúng là bài thơ viết về người phòng khuê nhưng tinh thần phản đối chiến tranh của nó thật là sâu sắc.
+ Tại sao người khuê phụ lại chỉ xuất hiện một mình trên ngôi lầu đẹp? Ấy là vì chồng nàng đã ra biên ải kiếm ấn phong hầu.
+ Tại sao người khuê phụ trang điểm xinh đẹp, tưởng như "ngây thơ không biết buồn” lại lên lầu nhìn ra xa? Ấy là vì trong lòng nàng đang có một tâm sự mơ hồ nào đó.
+ Tại sao khi nhìn thấy “màu dương liễu” nàng lại “hối hận"? Ấy là vì nàng đã nhận ra cái giá của sự biệt li của chiến tranh. Chồng nàng có thể kiếm ấn phong hầu nhưng cũng có thể một đi không trở lại.
-              “Khuê oán” trở thành bài thơ chống chiến tranh tiêu biểu chính là vì người khuê phụ mang hình ảnh tiêu biểu của những người chinh phụ: một mình lẻ bóng trên lầu cao ngóng đợi chinh phu.

B. TỰ LUẬN
“Nỗi oán của người phòng khuê” gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì?
Gợi ý làm bài
Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Nếu người đời suy tôn Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là bậc thầy của phái thơ sơn thủy thì cũng có thể coi Vương Xương Linh là bậc kì tài của những áng thơ viết về đề tài biên tái, tống biệt, quân lữ, khuê tình và cung oán... Có nghĩa là những đề tài có liên quan đến chiến tranh. Nhiều thi phẩm của Vương Xương Linh được coi là “thần phẩm” trong đó có Khuê oán, bài thơ viết về nỗi oán hận của người thiếu phụ phòng khuê.
Thật lạ lùng, bài thơ có tên là Khuê oán mà âm hưởng của câu mở đầu lại hoàn toàn chẳng ăn nhập với nhan đề: “Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu" (Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê (ngây thơ) không biết buồn). Sự bất nhất giữa nhan đề với câu mở đầu chắc chắn sẽ gây tò mò cho người đọc, để tìm hiểu xem người thiếu phụ trẻ trung "bất tri sầu” này "oán" cái gì? Đến câu thứ hai, mối  băn khoăn ấy vẫn chưa được giải tỏa: "Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu" (Ngày xuân trang điểm xong bước lén lầu đẹp). Người đàn bà tré nơi phòng khuê không biết buồn, nàng oán gì? Một ngày mùa xuân (như lệ thường) nàng trang điểm đẹp đè rồi lên lầu ngắm cảnh. Cuộc sống quả là nhàn nhã, bình yên, vậy nàng còn băn khoăn, oán hận gì nữa? Nhưng đến câu thứ ba "Hốt kiến mạch cầu (lương liễu sắc" (Chợt thấy màu dương liễu đầu đường thì ta đã cảm nhận được sự bất an trong lòng nàng. Nhìn thấy “màu dương liễu” bằng một thái độ bất ngờ, có phần hơi chột dạ (“hốt”) như vậy thì quả trong lòng nàng có tâm sự thật rồi. Đó chính là: "Hối giao phu tế mạnh phong lầu" (Hối hận đã để chồng đi tòng quân để tìm kiếm ấn phong hầu).
Chỉ một bài thơ nhỏ bốn câu mà tâm trạng của người khuê phụ chuyển biến đột ngột đã chia bài thơ thành hai mạch. Nàng là người thiếu phụ xinh đẹp, "ngây thơ không biết buồn”. Vậy mà, bất chợt nhìn thấy "màu dương liễu", um trạng đã chuyển hẳn sang "hối hận”.
Vì lâu? Màu dương liễu là màu của tuổi trẻ kia mà? Nhưng nó cũng là màu của li tiệt. Ờ Trung Quốc, người xưa coi hình ảnh "cành dương liễu” hay "màu dương liễu” tượng trưng cho sự biệt lí do khi chia tay, người ở lại thường bẻ một cành liễu tặng cho người đi để thể hiện niềm lưu luyến. Khi nhìn thấy “màu dương liễu”, người khuê phụ trở nên "hối hận” do đã để chồng ra trận, vì lúc ấy, nàng mới hiểu hốt cái giá của sự chia li, bởi rất có thể người chinh ph u sẽ một đi không trở lại.
Trung Quốc thời Thịnh Đường, đất nước phồn thịnh, dân cư an lành nhưng việc mở mang bờ cõi luôn được triều đình khuyến khích. Các tướng sĩ nếu lập công sẽ được phong hầu. Mộng công danh thôi thúc, phu phụ đồng lòng, người vợ an tâm ở nhà chờ đợi coi như đó là một cách để chồng gây dựng sự nghiệp. Nhưng chiến tranh luôn tiềm tàng những nguy cơ không báo trước ngay cả với người chiến thắng. Sự chuyển biến đột ngột trong tâm trạng, trong mạch thơ cũng cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của người khuê phụ về sự ác nghiệt của chiến tranh, nỗi buồn của sự chia li biết có ngày gặp lại Câu từ bài thơ cũng nương theo cảm xúc của mạch thơ mà chuyển biến.
Ta nói hai câu đầu ta chưa lí giải được tại sao khuê oán, nhưng một cách mơ hồ nào đó, không gian bài thơ dường như cũng hé lộ tâm sự sâu xa trong lòng người khuê phụ bởi nêu nàng hoàn toàn "ngây thơ không biết buồn” thì tại sao lại lên lầu nhìn ra hư không? Phải chăng sau khi điểm trang, nàng mới thấy sự trống vắng bởi thiếu gì người nhìn ngắm. Như vậy, luôn luôn trong lòng n;ng, một cách vô thức đã có sự nhớ mong người chinh phu. Không gian trong; bài thơ là không gian trên cao. Người khuê phụ lên lầu (lên cao) để nhìn ra xa (thì mới thấy "màu dương liễu”). Đây là dạng không gian truyền thống trong thơ Đường, dạng không gian “đăng cao vọng viễn". Lên cao để nhìn ra xa thường là khi trong lòng có tâm sự. Lí Bạch cũng từng lèn cao nhìn ra X.I khi tiễn người bạn chí tình Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lảng mà trong lòng sầu vời vợi:
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
Thôi Hiệu cũng từng lên lầu Hoàng Hạc nhìn ra tận chân mây góc bế tìm trong hoàng hòn nỗi lòng đau đáu nhớ quê hương:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn, 
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Còn người khuê phụ của Vương Xương Linh, nàng chi "ngây thơ không biết buồn” trước khi nhìn thấy “màu dương liễu”. Thật tài tình, chỉ bằng một cành dương liễu mảnh mai chứ không phải cảnh đầu rơi máu chảy nơi trận mạc, thi nhân đã khiến thi phẩm của mình trở thành một bản cáo trạng chống chiến tranh tiêu biểu. Và khi đọc hết bài thơ ta lại càng thấm thía hơn điều đó.
Tại sao người khuê phụ lại chỉ xuất hiện một mình trên ngôi lầu đẹp? Ấy là vì chồng nàng đã ra biên ải kiếm ấn phong hầu.
Tại sao người khuê phụ trang điểm xinh đẹp, tưởng như “ngây thơ không biết buồn” lại lên lầu nhìn ra xa? Ấy là vì trong lòng nàng đang có một tâm sự mơ hồ nào đó, muốn nhìn thấy, muốn hướng đến một điều gì đó.
Tại sao khi nhìn thấy “màu dương liễu” nàng lại “hối hận”? Ấy là vì nàng đã nhận ra cái giá của sự biệt li của chiến tranh. Chồng nàng có thể kiếm ấn phong hầu nhưng cũng có thể một đi không trở lại; vì chính cái sắc xanh đau đáu của màu dương liễu kia khiến nàng bỗng nhớ đến sắc xuân đang dần phai tàn theo ngày tháng của mình. Khuê oán trở thành bài thơ chống chiến tranh tiêu biểu chính là vì người khuê phụ mang hình ảnh tiêu biểu của những người chinh phụ: một mình lẻ bóng trên lầu cao ngóng đợi chinh phụ.

Xem thêm >>> Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm)

Chúc các bạn học tập tốt <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK