l. ĐỀ:
Câu đầu, nhà thơ dùng số từ “một” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ sinh hoạt: “Một mai, một cuốc, một cần câu”.
Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung:
“Một mai / một cuốc / một cần câu (2/2/3)
Thơ thẩn dầu ai / vui thú nào”. (4/3).
Hai câu này gợi lên cuộc sống nghèo, thanh đạm, nhàn nhã, và chan hòa cùng thiên nhiên.
Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo”, vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến cái thú vui của ẩn sĩ.
2. THỰC
a. “Nơi vắng vẻ”: nơi thôn quê yên tĩnh: “Chốn lao xao”: nơi thành thị, chốn quan trường.
b. Quan niệm “khôn” và “dại".
- Khôn: ở nơi đông đúc, theo thói vụ lợi, giành giật, bon chen vinh hoa, phú quý, lợi ích vật chất.
- Dại: xa lánh lợi lộc, tìm chốn thanh cao, vắng vẻ, sống an nhàn để tu tâm dưỡng tính.
Quan niệm sống của tác giả như vậy là khác, trái ngược với quan niệm thông thường.
c. Đối lập giữa “nơi vắng vẻ” với “chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật, xa lánh chôn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa, nhấn mạnh phương châm sống của bản thân. Khôn kia là cái khôn của kẻ tiểu trí còn cái dại này là cái dại của bậc đại trí. Tại sao lại như vậy. Vì nắm được thời thế, vì không muốn bụi bặm của xã hội nhiễu nhương vấy bẩn. Hai câu thơ 3, 4 còn thế hiện sự kiên định lối sống, có một chút mỉa mai thói đời, thói người đời và bộc lộ cái cao ngạo của kẻ sĩ.
3. LUẬN
Hai câu 5-6:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sống hòa nhập cùng thiên nhiên cỏ cây hoa lá. Đáng chú ý, thán phục hơn là lối sống tuân theo lẽ tự nhiên - mùa nào thức ấy, quê mùa, chất phác.
Cái thú của cảnh sống nhàn ẩn dật mang tính triết lí của các Nho sĩ là ờ chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hòa mình với thiên nhiên vũ trụ, và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.
Giá trị nghệ thuật của hai câu này là ở sức gợi của nó. Gợi cái sự ung dung, điềm nhiên, đạm bạc mà thanh cao, nhẹ nhàng, từ tôn mà kiên nghị của một con người. Một trong những cáu thơ như lời nói thường nhật mà hay hiếm có trong thi ca.
4. KẾT
Hai câu cuối cùng, dựa theo điển tích Trung Hoa nói về cái hư ảo, không thực chất, qua nhanh, có cũng như không, có đấy mà tan ngay đấy của giàu sang phú quý. Nhưng dù sao vẫn có chút ngậm ngùi thân thế. Nguyễn Bỉnh Khiêm biết rõ lẽ thường này và coi thường, xem nhẹ giàu sang phú quý chứ không hề có chút ngậm ngùi vì vinh hoa qua như chớp mắt. Ta thấy ông ung dung tự tại mang rượu đến gốc cây nằm uống, nhưng không ngủ đề mơ giấc mơ kia, mà tỉnh táo nhìn nó - sự phú quý đi qua như giấc chiêm bao. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đứng cao hơn một bậc trong sự đối diện với phú quý. Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt tới, ở trên tầm cao trong vắt.
5. Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
Quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi, vinh hoa phú quý.
Lối sống đó có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực.
- Tích cực: không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ minh trong sạch.
- Tiêu cực: xa lánh, thoát li cuộc sống hiện thực, không dân thân để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp, trong lành hơn.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK