1. Những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm :
- Điểm chung :
+ Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.
+ Đều miêu tả hiện thực cuộc sống, ca ngợi tinh thần tự hào dân tộc, lí tưởng chống giặc ngoại xâm.
+ Đều có được những thành tựu rực rỡ và kết tinh được những tác phẩm xuất sắc.
+ Có nhiều thành tựu nghệ thuật thơ ca xuất sắc.
- Điểm khác :
+ Bộ phận văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn.
+ Thành tựu của văn học Nôm chủ yếu là thơ, nhiều thể loại mới ra đời do người Việt sáng tạo.
2. Bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại :
Giai đoạn văn học
Nội dung
Nghệ thuật
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV
- Nội dung yêu nước
- Văn học chữ Hán.- Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc
Vận nước (Pháp Thuận), chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn),...
Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII
- Nội dung yêu nước.- Nội dung thế sự (hiện thực, phê phán)
- Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú.
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi),...
Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
- Nhân đạo chủ nghĩa
Văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh
Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...
Nửa sau thế kỉ XIX
- Nội dung yêu nước- Thế sự
- Chữ quốc ngữ xuất hiện.- Chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu),....
Giai đoạn văn học
Nội dung
Nghệ thuật
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV
- Nội dung yêu nước
- Văn học chữ Hán.- Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc
Vận nước (Pháp Thuận), chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn),...
Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII
- Nội dung yêu nước.- Nội dung thế sự (hiện thực, phê phán)
- Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú.
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi),...
Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
- Nhân đạo chủ nghĩa
Văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh
Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...
Nửa sau thế kỉ XIX
- Nội dung yêu nước- Thế sự
- Chữ quốc ngữ xuất hiện.- Chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu),....
3. Một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX :
- Chủ nghĩa yêu nước : Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,…
- Chủ nghĩa nhân đạo : Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước,…
- Cảm hứng thế sự : Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,…
4. Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.
Văn học cổ nói nhiều đến cái chí khí, cái đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người. Đọc văn học trung đại bắt buộc phải tìm hiểu theo thể loại, liêm luật để hiểu đúng tác phẩm.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK