Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Tam đại con gà Kiến thức cơ bản về truyện cười “Tam đại con gà”

Kiến thức cơ bản về truyện cười “Tam đại con gà”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.            Khái niệm và các loại truyện cười
-              Truyện cười là thể loại tự sự trong văn học dân gian, sử dụng tiếng cười để giải trí hoặc phê phán, đả kích một (hay nhiều) thói hư tật xấu nào đó của con người.
-              Truyện cười có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng.
-              Truyện khôi hài chủ yếu là đề giải trí (bên cạnh còn có tính giáo dục).
-              Truyện trào phúng hướng trọng tâm vào mục đích phê phán, phê phán những thói hư tật xấu của con người và xã hội, đối tượng bị phê phán thường là các nhân vật thuộc tầng lớp bên trên.
2.            Các nhân vật trong văn bản - Thầy đồ.
-              Bố bọn trẻ.
-              Bọn trẻ (không xác định được là mấy đứa).
3.            Nhàn vật đáng bị cười
-              Thầy đồ và bố bọn trẻ.
-              Kẻ dốt nát lại dám nhận làm thầy dạy bọn trẻ.
-              Ông bố ngốc nghếch cả tin nên rước kẻ dốt nát (dốt hơn ông ta vì thầy đồ không biết chữ kê (gà) còn ông bố thì biết về làm thầy con mình.
4.            Những tình huống nào cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí?
-              Không đọc được chữ kê bị học trò hỏi phải nói liều là "dù dì”.
-              Ông bố chi ra chữ kê, thầy đồ rởm mới biết mình dạy sai.
-              Ông bố hỏi về nghĩa của tam đại con gà.
5.            Cách thầy dởm giải thoát cho mình:
-              Không biết chữ thì nói liều.
-              Đã nói liều thì sợ phải bói xem thử điều nói liều có chính xác không.
-              BỊ người giỏi vạch mặt thì biến báo bằng cách dạy tam đại con gà.
6.            Tên gọi của các tình huống gây cười
-              Tình huống nhầm lẫn: ông bố tưởng anh học dốt ưa khoác lác kia là thầy đồ chính hiệu.
-              Tình huống dốt nát: thầy đồ không đọc được chữ (mà là chữ rất đơn giản).
-              Tình huống mê tín dị đoan: bói chữ và tin vào quẻ bói.
-              Tình huống bị bóc mẽ: ông bố chỉ ra chỗ thầy sai.
-              Tình huống ngụy biện: giải thích rằng thầy dạy tam đại con gà.
-              Các tình huống được bố trí theo lối tăng cấp. Đỉnh điểm của sự tăng cấp ấy là lời ngụy biện về ông tổ ba đời của con gà là... một loài vật không có trong từ điển.
7.            Thầy đồ dởm đáng bị cười ở những điểm:
-              Xuất thân là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, làm ra vẻ ta đây uyên bác. Con người này bị cười ở chỗ không trung thực.
-              Không chịu học hỏi lại đi tin vào thổ công nhà chủ: bị cười ờ tội mê tín.
-              Đã dốt không chịu nhận mà lại biến báo quanh co: bị cười ở chỗ xỏ lá, ba que.
8.            Những chi tiết người kể sử dụng để tạo tiếng cười
- Giới thiệu bản chất của một người (dốt) tương phản với những gì anh ta nói (tỏ vẻ thông thái).
-              Miêu tả thẳng lời nói, tâm trạng của thầy đồ rởm: thầy cuống, nói liều, lòng thầy vẫn thấp thỏm, đắc ý,...
-              Miêu tả cả ý nghĩ của thầy: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt”.
-                 Miêu tả điệu bộ: “bệ vệ ngồi trên giường" sau khi đã cầu xin thổ công. 
-              Miêu tả sự chất phác của người chủ đối nghịch với thầy đồ láu cá: hỏi thảy, "Chết chửa! Chữ kê là gà sao thầy lại dạy ra “dủ dì’’...?, “Tam đại con gà” có nghĩa gì”.
9.            Lập luận gây cười về "tam đại con gà”
-              Dủ dì có thật, dú dí được bịa ra.
-              Tam đại con gà bao gồm. dù dì (cụ hoặc cố) - dủ dì và công (chị em với nhau, giữ vị trí ông - con gà.
-              Sự đáng cười trong lập luận này là ở chỗ:
+ Anh thầy đồ rởm, láu cá, lập luận vòng vo.
+ Tuy có nhanh trí nhưng rốt cuộc vẫn lộ vẻ dốt nát, hổng kiến thức, bởi theo lập luận đó thì con gà không có bố mẹ mà chi có cụ và ông mà thôi.
10.          Mục đích chế giễu của câu chuyện
-              Chế giễu sự ngu dốt (của thầy đồ rởm).
-              Chế giễu sự cả tin (của ông bố).
11.          Vi sao đối tượng bị chê giễu trong truyện này (hoặc truyện cười nói chung) lại là các nhân vật thuộc tầng lớp bên trên? Có phải mọi thầy đồ đều xấu hết cả không?
-              Ván học dân gian (trong đó có truyện cười) là vũ khí đấu tranh của giai cấp quần chúng lao động và là nói để gửi gắm tâm tư tình cảm và khát vọng của họ về một cuộc sống tốt đẹp hon... do vậy, mọi cái xấu đều bị họ mang ra giễu cợt để xóa sổ nó khỏi đời sống cộng đồng. Tầng lớp trên, thường được xem là cao quý, ít lỗi lầm... nếu phát hiện ra điều sai trái ở họ thì dễ tạo ra tiếng cười và hiệu quả đấu tranh với cái xấu sẽ lớn hơn.
-              Một trong những biện pháp hữu hiệu để tạo tiếng cười là nghệ thuật tương phản. Thầy đồ là người có tri thức trong thời phong kiến, được trọng vọng nếu không biết chữ thì quả thật đáng cười. Tác giả dân gian khai thác tiếng cười ở góc độ này.
-              Không phải thầy đồ nào cũng dốt, mà chỉ là số ít, những ké giả danh thầy đồ.

B. TỰ LUẬN
Anh (chị) hãy phân tích truyện "Tam đại con gà’’
Gợi ý làm bài
Truyện "Tam đại con gà” đẻ cập đến kiểu nhân vật thầy đồ, một dạng nhàn vật khá phổ biến của truyện cười. Nhân vật thầy đồ thuộc vào tầng lớp trên (trí thức) trong xã hội xưa. Trong thực tế không phải không có những thầy đồ xấu tính (tham ăn, háu gái...) dốt nát nhưng đó chỉ là bộ phận nhỏ. Nhưng khi đi vào truyện cười, dạng nhân vật đó trở nên phổ biến, bởi vì đối với truyện cười cái gì là phổ biến thì đó là quy luật, nên tất cả các ông đồ xuất hiện đều đáng bị cười, đáng lên án. Mỗi nhân vật xuất hiện không còn là một con người nào cụ thể mà mang tính đại diện, tiêu biểu cho một tính cách nào đó.
Truyện cười trở nên đặc sắc và hàm chứa nội dung xã hội sâu sắc là nhờ việc tạo dựng được những tình huống truyện đặc sắc. Tình huống của truyện cười thường được xây dựng như sau:
Giới thiệu mâu thuẫn tiềm tàng
Mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm
Giải quyết mâu thuẫn (bộc lộ cái đáng cười)
Ở chặng thứ nhất. Giới thiệu mâu thuẫn tiềm tàng thường nằm ở đầu truyện, mô tả giới thiệu những đặc điểm khái quát của nhân vật. Đặc biệt là đặt nhân vật vào tình huống chứa đựng mâu thuẫn. Ở đây là “có một anh học trò học hành dốt nát nhưng trò đời xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, đi đâu anh ta cũng lên mặt văn hay chữ tốt". Nhân vật anh học trò này thuộc kiểu nhân vật xấu nhưng không tự biết mình xấu, không bằng lòng với sự dốt nát của mình. Anh ta luôn mang lớp vỏ bọc bên ngoài tốt đẹp, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Nhân vật mang một chiếc mặt nạ, che giấu đi cái xấu của mình. Câu chuyện được giới thiệu như vậy đã tạo ra sự chờ đợi của người đọc, để xem nhân vật sẽ bị lột mặt nạ như thế nào.
Phần giới thiệu còn đật nhãn vật vào tình huống có vấn đề “Có người tưởng anh ta hay chữ thật mới đón về dạy trẻ” và đặt anh ta vào không gian lớp học. Đây chính là tình huống chứa đựng mâu thuẫn. Một anh học trò dốt, trở thành thầy đồ trong lớp học, ở tình huống dạy chữ, anh ta có che giấu được sự dốt nát của mình hay không?
Ở Chặng thứ hai: mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm. Ngay ờ chữ đầu tiên thầy đã không biết. Chữ "kê” thầy không đọc được vì mặt chữ nhiều nét rắc rối, học trò lại hỏi gấp thầy nói liều "dủ dì là con dù dì”. Cách giải thích của thầy thể hiện sự lúng túng và liều lĩnh của thầy. Vì đang học chữ thuộc bộ kê, sau từ “tước” là chim sẻ, thấy chữ kê thầy nghĩ ngay đến những loài chim gần gũi. Thầy sợ người khác biết nên khôn khéo dặn học trò đọc khê, nhưng trong lòng thì thấp thỏm không yên. Chúng ta thấy thầy đồ thật tội nghiệp, không còn bộ dạng, tư thế gì của người thầy.
Sự dốt nát của anh ta còn tiếp tục được đẩy lên cao. Anh không biết chứ nên đành nhờ đến thổ công. Anh ta xin ba đài âm dương đé xem chữ ây có phải là “dù di” không. Thổ công cho được cả ba đài âm dương. Hòm sau anh ta đắc chí bảo trẻ đọc thật to. Như vậy, anh này đi từ sự kém cỏi này đến sự ngu tối khác. Anh ta không biết chữ lại cậy nhờ sự trợ giúp của thổ công. Anh ta phải nương nhờ đến sự thần kì của yếu tố mê tín dị đoan để trợ giúp cho mình. Anh ta tin tường vào những điều rất vớ vẩn như thế và đắc chí cho học trò đọc theo. Đến khi chủ nhà bảo thầy dạy sai thì thầy đồ vẫn không nghĩ rằng đó là lỗi của mình mà cho rằng "thổ công nhà nó cũng dốt nữa”.
Như vậy, mâu thuẫn đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Thầy đồ không còn chỗ để bấu víu, che đậy cái dốt của mình nữa. Cái dốt đã bị vạch trần và thầy đồ chính là người tự bộc lộ cái dốt của mình.
Chặng thứ ba: mâu thuẫn được giải quyết. Khi thấy bố của đám trẻ nói mình dạy sai, thầy đồ biết mình đã hớ nhưng anh ta còn cố gắng bào chữa. Anh ta nói:
- Đôi vần biết chữ ấy là chữ kê mà kê nghĩa là gà, nhưng tôi dạy thế là dạy cho chúng biết đến tận tam đại con gà kia!
Trước sự ngạc nhiên của chủ nhà thầy giải thích: Dủ dì là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
Sự lí giải luẩn quẩn của thầy đồ, lí sự cùn của thầy đã khiến người đọc bật cười. Cái dốt của thầy đến đây không thể che đậy được được nữa. Chi một chữ kè mà học trò không được học, còn thầy thì lí sự đó là dạy cả tam đại con gà. Cái dốt của thầy đồ cứ lần lượt được bộc lộ.
Ngoài nghệ thuật xây dựng tình huống, truyện gây cười nhờ hai biện pháp nghệ thuật khác là sir phóng đại và kết thúc bất ngờ.
Sự phóng đại thể hiện trong cả nghệ thuật xây dựng nhân vật và tạo tình huống. Dân gian đã cường điệu sự dốt nát, kém cỏi của anh học trò. Mang danh là học trò mà một chữ cũng không biết, chữ kê cũng không giải thích được cho học trò. Anh ta còn dốt hơn ở chỗ tin tưởng vào thế lực huyền bí, tin rằng thổ công có thể mách bảo cho anh ta. 
Kết thúc truyện cũng bất ngờ, người đọc cứ ngỡ thầy đồ khi đã bị vạch trần cái dốt thì sẽ nhận lỗi hoặc lặng im thì anh ta lại bào chữa. Sự bào chữa theo kiểu lí sự cùn của anh ta càng làm tăng thêm sự ngớ ngẩn của cái dốt. Điều này khiến người đọc bất ngờ và tạo nên tiếng cười.
Thòng qua tình huống truyện và việc xây dựng nhân vật, truyện cười dân gian đã phê phán những tính xấu, những con người xấu trong xã hội. Truyện đã phê phán những ông thầy đồ dốt, chẳng những không chịu an phận với cái dốt của mình mà đã khoe mẽ, làm hại đến những người khác.

(Nguyễn Việt Hùng)

Xem thêm >>> Giải thích câu tục ngữ "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau."

Trên đây là bài viết tổng hợp về những kiến thức cơ bản cùng bài tập vận dụng mà gửi đến bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập. Chúc các bạn học tập tốt >3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK