Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 33 Ngữ Văn 6 Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Ngữ văn 6

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Mục đích và yêu cầu tiết học

  • Mở rộng hiểu biết về kiến thức văn học, văn hóa dân gian đia phương.
  • giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình.

1.2. Thảo luận nhóm

  • Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm trả lời 1 vấn đề đã nêu trong SGK.
    • Nhóm 1: Giới thiệu cảnh đẹp của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương nơi em sinh sống.
      • Yêu cầu nêu:
        • Tên di tích hoặc danh lam thắng cảnh? Ở đâu?
        • Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có từ bao giờ hoặc được phát hiện khi nào? Do ai? Nhân tạo hay cảnh đẹp tự nhiên?
        • Vẻ đẹp và sức hấp dẫn.
        • Ý nghĩa lịch sử
        • Gía trị kinh tế, du lịch của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
    • Nhóm 2: Trình bày vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em.
      • Yêu cầu nêu:
        • Môi trường ở địa phương em có xanh, sạch, đẹp hay không? 
        • Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm?
        • Đại phương và trường em có những chủ trương hay chính sách gì để bảo vệ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, giũ môi trường xanh, sạch, đẹp hay không? 

1.3. Trình bày kết quả

  • Sau khi hoàn thành, giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận theo 2 hình thức đã nêu.
  • Giáo viên biểu dương nhóm có phần trình bày tốt.

1.4. Tổng kết và đánh giá

  • Cuối giờ, giáo viên tổng kết, đánh giá nội dung và ý nghĩa bài học.

Bài tập: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em.

Ví dụ

1.

"Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!"

2. 

"Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho".

3.

"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng."

 

4. 

"Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng"

5.

"Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm 
Mớ rau sắng, quả mơ non 
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?"

6.

"Ngày xuân cái én xôn xao 
Con công cái bán ra vào chùa Hương. 
Chim đón lối, vượn đưa đường 
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này".

3. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Để nắm được những kiến thức cần đạt của bài học, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn).

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK