1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Vì sao ?
a) Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Minh thường đem bài tập của môn khác ra làm ;
b) Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, Nam đã vội làm ngay ;
c) Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí, vì vậy đã đạt được kết quả cao trong học tập ;
d) Anh Phong cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải,tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian ;
đ) Chị Thuỷ thường tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất ;
e) Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc.
Trả lời
- Hành vi (c), (e), (đ) thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bởi vì Hà, chị Thuỷ và anh Tân đã biết sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành tcít công việc với kết quả cao nhất.
- Hành vi (a), (b), (d) không thể hiện sự làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.
Trả lời
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng...
3. Hãy nêu một ví dụ thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mà em biết.
Trả lời
Máy cắt cỏ đa năng của “Hai lúa” Xưởng.
Mặc dù mới chỉ học hết lớp 7 nhưng uHai lúa” Xưởng đã mày mò chế tạo ra chiếc máy thái cỏ đầy hữu ích giúp những nông dân chăn nuôi bò không còn phải thái cỏ thủ công.
Anh “Hai lúa” Nguyễn Văn Xưởng (ở Thôn 1, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vừa tròn ba mươi tuổi.
Tuổi thơ nghèo khó, Xưởng chẳng được học hành đến nơi đến chôn. Mười ba tuổi - vừa học hết lớp 7, anh đã phải nghỉ học để đi học nghề sửa xe máy, gò hàn...
Anh Xưởng cho biết: “Mình “bén duyên” cùng chiếc máy cắt cỏ thật tình cờ, như là một sự “hữu duyên”. Kể từ khi người dân Lâm Đồng và đặc biệt là nông dân ở vùng Đơn Dương biết chăn nuôi bò sữa, có một khó khăn mà bấy lâu nay người nuôi bò vẫn trăn trở đó là:
Dù nuôi bò sữa là rất hiệu quả kinh tế nhưng người dân không kiếm đâu ra nguồn thức ăn ổn định. Do vậy nông dân vùng này chỉ còn biết trồng giống cỏ voi để “cải thiện” bữa ăn cho bò.
Nhưng cỏ voi thân cứng, chỉ có lá và ngọn là bò có thể “xơi” được, còn phần thân cây thì phải bỏ vì cứng - nhưng đây lại là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất đạm nhất, nếu không sử dụng quả là lãng phí!
Có một nông dân ở xã Tu Tra đi lên tận TP. Hồ Chí Minh để “tậu” chiếc máy cắt cỏ. Một người cùng thôn đã rủ Xưởng đến tham quan. Sau khi quan sát, Xưởng thấy có nhiều vấn đề phải cải tiến thì chiếc máy mới hữu ích cho người sử dụng...".
Theo “kĩ sư” Xưởng, chiếc máy chưa cải tiến ngoài thị trường có thiết kế bằng lưỡi dao ngang, vì vậy khi đưa cỏ khô vào thì bị cuôn và không thổi ra được.
Ngoài ra, máy còn to, cồng kềnh, công suất thấp, lại “kén” cỏ. Sau khi mày mò, nghiên cứu, anh đã bắt tay vào việc cải tiến chiếc máy thành chiếc máy nhiều tiện ích.
Xưởng thay cấu trúc lưỡi dao trong máy: Thay lưỡi dao cong bằng lưỡi dao thẳng và vát một bên; đồng thời gắn thêm 3 chân vịt song song với 3 lưỡi dao để tăng gia tốc quay, tạo lực li tâm đẩy cỏ ra ngoài. Với tốc độ quay 1.400 vòng/phút theo nguyên lí điện chuyển thành cơ, chiếc máy do anh sản xuất có kiểu dáng khá gọn nhẹ.
Để vận hành, máy được gắn một mô-tơ 2,5 KW với công suất thiết kế băm nát được từ 1,8 - 2 tấn cỏ/giờế Hiện nay, giá bán 1 chiếc máy hoàn chỉnh là 2,7 triệu đồng trong khi máy thị trường ở TP. Hồ Chí Minh là 3,7 triệu nhưng chưa hoàn chỉnh.
Để kiểm chứng chất lượng hàng “cải tiến” đến đâu, chúng tôi đến thăm một sô' nông dán đang dùng máy của Xưởng.
Chị Nguyễn Thị Giang (xã Đạ Ròn) cho biết: “Trước đây nhà tôi trồng hai sào cỏ voi nhưng không đủ để nuôi hai con bò, từ khi có chiếc máy do anh Xưởng cải tiến, cỏ cắt về được nghiền nát toàn bộ khỏi lo cỏ cho bò nữa”.
Khi chiếc máy hoàn thành, đưa vào sử dụng hiệu quả, ông Khánh (là Bí thư Chi bộ thôn 1) tổ chức họp thôn và giới thiệu sản phẩm cho bà con biết để sử dụng. Bà con trong thôn, rồi những nông dân trong và ngoài vùng tìm đến đặt hàng.
Từ đó, tiếng lành đồn xa, những đơn đặt hàng từ Lâm Hà, Đức Trọng cứ nối tiếp gửi về... Theo nhẩm tính, số máy anh Xưởng bán ra cho nông dân nuôi bò sữa đã lên đến 120 chiếc.
4. Em hãy tự liên hệ một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân. Để làm được như vậy em đã gặp khó khăn gì và em đã vượt qua khó khăn đó như thế nào ?
Trả lời
Em liên hệ bản thân một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân: học tập, giúp đỡ bố mẹ..
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK