Tin học 11 Bài 7: Các thủ tục vào/ra đơn giản

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

  • Những chương trình đưa dữ liệu vào cho phép đưa dữ liệu từ bàn phím hoặc từ đĩa vào gán cho các biến và những chương trình đưa dữ liệu ra màn hình, giấy và trên đĩa được gọi là các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản.
  • Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản của Pascal để nhập dữ liệu vào từ bàn phím đưa thông tin ra màn hình:

1.1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím

Việc nhập dữ liệu từ bàn phím được thực hiện bằng thủ tục chuẩn:

Read (< danh sách biến vào >); Hoặc Readln (< danh sách biến vào >); 

Trong đó: Danh sách biến vào là một hoặc nhiều tên biến đơn. Trong trường hợp nhiều biến thì các tên biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy.

Ví dụ 1: 

  • Read(n);  
  • Readln(a,b,c);

Chú ý 1:

  • Khi gặp câu lệnh read (hoặc readln), chương trình sẽ chờ người dùng nhập giá trị cho danh sách biến và nhấn phím Enter, chi sau khi nhấn phím Enter thì việc nhập giá trị cho danh sách biến mới kết thúc và thực hiện lệnh tiếp theo.
  • Khi nhập giá trị cho danh sách biến phải chú ý các giá trị được nhập có kiểu tương ứng với các biến trong sách, giữa hai giá trị liên tiếp phải gõ phím Space hoặc phím Enter.
  • Việc nhập giá trị của biến từ bàn phím được kết thúc bởi việc nhấn phím Enter nên không phân biệt read readln. Do đó, khi nhập từ bàn phím nên dùng readln.

1.2. Đưa dữ liệu ra màn hình

Việc đưa dữ liệu ra màn hình trong Pascal sử dụng thủ tục chuẩn:

Write(< danh sách kết quả ra>); Hoặc Writeln(< danh sách kết quả ra >); 

Trong đó: Danh sách kết quả ra có thể là tên biến đơn, biểu thức hoặc hằng.

Chú ý 2:

  • Các hằng xâu thường được dùng để tách các kết quả hoặc đưa ra chú thích.
  • Các thành phần trong kết quả ra được viết cách nhau bởi dấu phẩy.
  • Với thủ tục Write, sau khi đưa các kết quả ra màn hình, con trỏ không chuyển xuống dòng tiếp theo.
  • Với thủ tục Writeln, Sau khi đưa thông tin ra màn hình, con trỏ sẽ xuống đầu dòng tiếp theo.

Ví dụ 2:

Để nhập giá trị cho biến M từ bàn phím, người ta thường dùng cặp thủ tục:

write ('Hay nhap gia tri cua M: ')

readln (M);

Để chương trình được sử dụng một cách thuận tiện, khi nhập giá trị từ bàn phím cho biến, ta nên có thêm xâu kí tự nhắc nhở việc nhập giá trị cho biến nào, kiểu dữ liệu gì,...

Chú ý 3:

  • Các thủ tục readln writeln có thể không có tham số.
  • Trong thủ tục write hoặc writeln, sau mỗi kết quả ra (biến, hằng, biểu thức) có thể có quy cách ra. Quy cách ra có dạng:
    • Đối với kết quả thực: :< độ rộng >:< số chữ số phần thập phân >
    • Đối với các kết quả khác: :< độ rộng >
    • Trong đó độ rộng và chữ số phần thập phân là các hằng nguyên dương.

Ví dụ 3:

  • Writeln(a:3,b:3,c:3);
  • Giả sử nhập a=1, b=2, c=3 => Kết quả tương ứng: 
  • Write(S:6:2);
  • Giả sử S=b/a => Kết quả tương ứng: 

Bài tập 1

Xét các ví dụ sau:

Ví dụ 1:

Write(‘Lop 11A’);

Write(‘ rat ngoan’);

=> Kết quả tương ứng: 

Ví dụ 2:

Writeln(‘Lop 11A’);

Writeln(‘rat ngoan’);

=> Kết quả tương ứng: 

Ví dụ 3:

Write(‘Lop 11A’); writeln;

Write(‘rat ngoan’);

=> Kết quả tương ứng: 

Em hãy quan sát và cho biết sự khác nhau giữa 2 thủ tục Write và Writeln về vị trí của con trỏ?

Gợi ý làm bài:

  • Thủ tục write: sau khi đưa kết quả ra màn hình thì con trỏ không xuống dòng.
  • Thủ tục writeln: sau khi đưa kết quả ra màn hình thì con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.
  • Thủ tục writeln: không có tham số dùng để xuống dòng.

3. Luyện tập Bài 7 Tin học 11

Sau khi học xong Bài 7: Các thủ tục vào/ra đơn giản các em cần ghi nhớ các nội dung:

  • Thủ tục nhập thông tin từ bàn phím: Read (< danh sách biến vào >); Hoặc Readln (< danh sách biến vào >); 
  • Thủ tục đưa thông tin ra màn hình: Write(< danh sách kết quả ra>); Hoặc Writeln(< danh sách kết quả ra >); 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 7: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

4. Hỏi đáp Bài 7 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 11 HOCTAP247

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK