Trang chủ Lớp 10 Tin học Lớp 10 SGK Cũ Chương II: Hệ Điều Hành Tin học 10 Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành

Tin học 10 Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nạp hệ điều hành

  • Để làm việc với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong.
  • Muốn nạp hệ điều hành cần:
    • Có đĩa khởi động - đĩa chứa các chương trình phục vụ việc nạp hệ điều hành;
    • Thực hiện một trong các thao tác sau:
      • Cách 1: Bật nguồn (khi máy đang ở trạng thái tắt);
      • Cách 2: Nhấn nút Reset (nếu máy đang ở trạng thái hoạt động và trên máy có nút này);
      • Cách 3: Nhấn đồng thời 3 phím: Ctrl+Alt+Delete.

Hình 1. Sơ đồ minh họa hoạt động của việc nạp hệ điều hành

Khi bật nguồn, chương trình sẵn có trong ROM sẽ:

  • Kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được nối với máy tính. 
  • Tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động, nạp vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó.
  • Chương trình khởi động sẽ tìm các môđun cần thiết của hệ điều hành trên đĩa khởi động và nạp chúng vào bộ nhớ trong.

1.2. Cách làm việc với hệ điều hành

Có 2 cách để người sử dụng đưa ra yêu cầu hay thông tin cho hệ thống:

  • Cách 1: Sử dụng các lệnh (Command)
  • Cách 2: Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra:
    • Bảng chọn (Menu).
    • Nút lệnh (Button).
    • Hộp thoại (Dialog box).

a. Sử dụng các lệnh

  • Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.
  • Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.

Ví dụ 1: Gõ lệnh DIR D: để xem nội dung ổ đĩa D

Hình 2. Gõ lệnh DIR D: để xem nội dung ổ đĩa D

b. Sử dụng bảng chọn

  • Khi sử dụng bảng chọn hệ thống sẽ chỉ ra những việc có thể thực hiện hoặc những giá trị có thể đưa vào, người sử dụng chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp.
  • Bảng chọn có thể là dạng văn bản (hình 3), dạng biểu tượng (hình 4) hoặc kết hợp cả văn bản với biểu tượng.
  • Khi sử dụng cửa sổ hộp thoại hoặc bảng chọn, người dùng không cần biết quy cách câu lệnh cụ thể (mặc dù luôn có những câu lệnh tương ứng) và cũng không cần biết trước là hệ thống có những khả năng chi tiết cụ thể nào. 

Hình 3. Cửa sổ hộp thoại dạng văn bản

Hình 4. Cửa sổ chứa các biểu tượng 

1.3. Ra khỏi hệ thống

Một số hệ điều hành hiện nay có ba chế độ chính để ra khỏi hệ thống:

  • Tắt máy (Shut Down hoặc Turn off)
  • Tạm ngừng (Stand By)
  • Ngủ đông (Hibernate)

Trong đó:

  • Shut Down: Ta thường chọn chế độ này trong trường hợp kết thúc phiên làm việc. Khi đó hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống và tắt nguồn. Mọi thay đổi trong thiết đặt hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.
  • Stand By: Ta chọn chế độ này trong trường hợp cần tạm nghỉ một thời gian ngắn, hệ thống sẽ lưu các trạng thái cần thiết, tắt các thiết bị tốn năng lượng. Khi cần trở lại ta chỉ cần di chuyển chuột hoặc nhấn một phím bất kì trên bàn phím.
  • Hibernate: Khi chọn chế độ này máy sẽ lưu toàn bộ tạng thái đang hoạt động vào đĩa cứng. Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó.

Hình 5. Các chế độ để ra khỏi hệ thống

2. Luyện tập Bài 12 Tin học 10

Sau khi học xong Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Nạp hệ điều hành;
  • Cách làm việc với hệ điều hành;

  • Ra khỏi hệ thống.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 7: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 71 SGK Tin học 10

Bài tập 2 trang 71 SGK Tin học 10

Bài tập 3 trang 71 SGK Tin học 10

Bài tập 4 trang 71 SGK Tin học 10

Bài tập 5 trang 71 SGK Tin học 10

Bài tập 6 trang 71 SGK Tin học 10

Bài tập 7 trang 71 SGK Tin học 10

3. Hỏi đáp Bài 12 Tin học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 10 HOCTAP247

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK