Thông thường, khi bài trình chiếu được trình chiếu, nội dung của mỗi trang chiếu sẽ được hiển thị một cách đồng thời trên toàn bộ màn hình.
Với phần mềm trình chiếu, chúng ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu, ví dụ như cho trang chiếu xuất hiện chậm hơn hoặc trông giống như cuộn giấy được mở dần ra,... Ta gọi đó là hiệu ứng chuyển trang chiếu.
Phần mềm trình chiếu PowerPoint cung cấp nhiều kiểu hiệu ứng chuyển trang chiếu. Hiệu ứng chuyển được đặt cho từng trang chiếu và chỉ có thể đặt duy nhất một kiểu hiệu ứng cho một trang chiếu.
Cùng với kiểu hiệu ứng, ta còn có thể chọn các tuỳ chọn sau đây để điều khiển:
Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
Tuỳ chọn trên cùng No Transition (không hiệu ứng) là ngầm định.
Có hai tuỳ chọn điều khiển việc chuyển trang:
Hình 1. Tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu
Lưu ý 1: Nếu muốn áp dụng một hiệu ứng chuyển cho tất cả các trang chiếu của bài trình chiếu, ta nháy nút Apply to All Slides.
Ngoài việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, ta còn có thể tạo hiệu ứng động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh, biểu đồ,...) trên trang chiếu (hoặc gọi một cách ngắn gọn là hiệu ứng động). Các hiệu ứng này giúp thu hút sự chú ý của người nghe tới những nội dung cụ thể trên trang chiếu, cũng như làm sinh động quá trình trình bày và quản lí tốt hơn việc truyền đạt thông tin.
Hình 2. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu
Cách đơn giản nhất để tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu là sử dụng các hiệu ứng có sẵn của phần mềm. Trong PowerPoint ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Lưu ý 2: Tương tự như hiệu ứng chuyển trang chiếu, nếu muốn áp dụng hiệu ứng đã chọn cho mọi trang chiếu trong bài trình chiếu, cần nháy nút Apply to All Slides.
Trong các bài trước, ta đã thấy rằng việc định dạng nội dung văn bản, đặt màu hoặc ảnh nền và thêm hình ảnh minh hoạ, cũng như liên kết vào trang chiếu rất đơn giản. Tuy nhiên, để có "sản phẩm" đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất. Dưới đây là một số gợi ý:
Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh:
Ngoài ra, để ngắn gọn, nội dung văn bản trong các mục liệt kê thường không nhất thiết phải là các câu hoàn chỉnh. Do vậy không cần sử dụng các dấu chấm câu cuối các mục liệt kê đó.
Sau khi học xong Bài 12: Tạo các hiệu ứng động, các em cần ghi nhớ:
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 9 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Để tạo hiệu ứng động có sẵn cho các đối tượng trên trang chiếu ta thực hiện theo trình tự nào?
Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 9 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 107 SGK Tin học 9
Bài tập 2 trang 107 SGK Tin học 9
Bài tập 3 trang 107 SGK Tin học 9
Bài tập 4 trang 107 SGK Tin học 9
Bài tập 5 trang 107 SGK Tin học 9
Bài tập 6 trang 107 SGK Tin học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 9 HOCTAP247
Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK