Trong bài viết này sẽ gửi đến các bạn những kiến thức tìm hiểu về cơ chế xác định giới tính đầy đủ nhất. Hãy cùng đi vào tìm hiểu cơ chế xác định giới tinh là gì, hay cơ chế xác định giới tinh ở ruồi giấm, ở người,...
- Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại hai loại nhiễm sắc thể đó là:
- Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính có sự khác nhau như thế nào?
Đặc điểm | Nhiễm sắc thể thường | Nhiễm sắc thể giới tính |
Số lượng | - Số lượng nhiều - Ở cá thể đực và cá thể cái có số lượng giống nhau | - Chỉ có một cặp - Ở cá thể đực và cái có sự khác nhau
|
Đặc điểm | Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng | - Ở giới đồng giao tử thì sẽ tồn tại thành cặp tương đồng là XX - Ở giới dị giao tử sẽ tồn tại thành cặp không tương đồng là XY |
Chức năng | Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể | Mang gen quy định tính trạng giới tính và gen không quy định tính trạng thường (nếu có) |
- Ở đa số loài giao phối, quá trình thụ tinh là quá trình giới tính được xác định
- Ví dụ: Ở người
* Lưu ý: Thí nghiệm trên có tỷ lệ chỉ đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng được hiện ra hoàn toàn tự nhiên mà không có bất kỳ một yếu tố sắp xếp nào.
=> Vậy cơ chế xác định giới tinh là gì? Cơ chế xác định giới tính được hiểu là sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
Trong phân hóa giới tính, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến đó là:
- Nhân tố bên trong: hoocmon sinh dục. Nếu tác động sớm đến hoocmon sinh dục có thể biến đổi giới tính.
- Nhân tố bên ngoài như là nhiệt độ, ánh sáng,... đều có thể làm thay đổi tỷ lệ giới tính.
Ứng dụng di truyền giới tính: Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất đó là lĩnh vực sản xuất để có thể điều khiển được tỷ lệ đực cái trong chăn nuôi.
Ví dụ yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ở rùa:
- Ở nhiệt độ < 28 độ C, trứng rùa được ủ sẽ trở thành con đực
- Ở nhiệt độ > 32 độ C, trứng rùa được ủ sẽ trở thành con cái
- Kí hiệu giới tính ở ruồi giấm được quy định:
- Nhân tố xác định tính đực của ruồi giấm nằm rải rác trên ba cặp nhiễm sắc thể thường
- Sơ đồ biểu thị các nhân tố xác định tính của ruồi giấm:
- Ở người và một số động vật có vú kí hiệu giới tính được quy định:
- Sơ đồ lai cơ chế xác định giới tính
\(P\): \(XX\) x \(XY\)
\(G\): \(X\) x \(Y\)
\(F1\): \(\dfrac {1}{2}\) \(XX\) x \(\dfrac {1}{2}\) \(XY\)
Và giới tính sẽ được nhiễm sắc thể của con đực quyết định
- Quy định kí hiệu nhiễm sắc thể ở côn trùng như cào cào, châu chấu là:
- Sơ đồ lai cơ chế xác định giới tính
\(P\): \(XX\) x \(XO\)
\(G\): \(X\) x \(X, O\)
\(F1\): \(\dfrac {1}{2}\) \(XX\) x \(\dfrac {1}{2}\) \(XO\)
Và giới tính sẽ được nhiễm sắc thể của con đực quyết định
Câu 1: Nhiễm sắc thể giới tính có đặc điểm gì?
A. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng
B. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng
C. Số cặp nhiễm sắc thể trong tế bào thay đổi tùy từng loại
D. Có 1 đến 2 cặp nhiễm sắc thể trong tế bào
=> Đáp án đúng: A
Câu 2: Giới tính ở con người và ở giới tính ở côn trùng đều có điểm chung là:
A. XX là nhiễm sắc thể cái - XY là nhiễm sắc thể đực
B. XY là nhiễm sắc thể cái - XX là nhiễm sắc thể cái
C. Đều được nhiễm sắc thể cái quyết định giới tính
D. Đều được nhiễm sắc thể đực quyết định giới tính
=> Đáp án đúng: D
Câu 3: Ở tất cả các loài sinh vật phân tính, điểm giống nhau về nhiễm sắc thể đó là?
A. Tất cả các loài chỉ có một cặp trong tế bào 2n
B. Đều quy định XX là nhiễm sắc thể cái
C. Đều quy định XY là nhiễm sắc thể đực
D. Có sự giống nhau ở cá thể đực và cá thể cái
=> Đáp án đúng: A
Câu 4: Nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn bởi vì?
A. Vì nhiễm sắc thể X dài hơn nhiễm sắc thể Y
B. Vì nhiễm sắc thể X có mang đoạn gen còn nhiễm sắc thể Y thì không có gen tương ứng
C. Vì nhiễm sắc thể X có ít gen hơn nhiễm sắc thể Y
D. Vì nhiễm sắc thể X có nhiều gen hơn nhiễm sắc thể Y
=> Đáp án đúng: B
Câu 5: Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại hai loại nhiễm sắc thể đó là?
A. Nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y
B. Nhiễm sắc thể XX và nhiễm sắc thể XY
C. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính
D. Nhiễm sắc thể dị tính và nhiễm sắc thể đồng tính
=> Đáp án đúng: C
Câu 6: Ở người, kí hiệu của cặp nhiễm sắc thể giới tính là?
A. XX là nhiễm sắc thể cái - XY là nhiễm sắc thể đực
B. XX là nhiễm sắc thể cái - XO là nhiễm sắc thể đực
C. XY là nhiễm sắc thể cái - XX là nhiễm sắc thể đực
D. Ở cả nhiễm sắc thể cái và đực đều có cặp tương đồng XX
=> Đáp án đúng: A
Câu 7: Nhiễm sắc thể giới tính có chức năng gì?
A. Tổng hợp prôtêin cho tế bào, tránh cơ thể bị thiếu
B. Nuôi dưỡng cơ thể
C. Xác định giới tính
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: C
Câu 8: "Giới đồng giao tử" ở người dùng để chỉ?
A. Người nam
B. Người nam và người nữ ở giai đoạn dậy thì
C. Người nữ
D. Người nam và người nữ
=> Đáp án đúng: C
Câu 9: Ở các loại sinh vật đơn tính, cơ chế xác định giới tính sẽ là?
A. Do nhiễm sắc thể của con đực quyết định
B. Do nhiễm sắc thể của con cái quyết định
C. Tùy thuộc vào giới nào là giới dị giao tử
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 10: Cân bằng giới tính là hiện tượng?
A. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái ngang nhau trong một quần thế giao phối
B. Cơ hội thụ tinh với tinh trùng X và tinh trùng Y ngang nhau
C. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái ngang nhau trong một lần sinh sản.
D. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.
=> Đáp án đúng: D
Câu 11: Số lượng của nhiễm sắc thể thường là?
A. Có số lượng nhiều
B. Có số lượng từ 1 đến 10
C. Có số lượng ít
D. Tất cả đều sai
=> Đáp án đúng: A
Câu 12: Giới tính được xác định ở thời điểm nào ở đa số các loài thú?
A. Trong khi thụ tinh, do trứng quyết định
B. Sau khi thụ tinh và do điều kiện môi trường quyết định
C. Trước khi thụ tinh và do điều kiện môi trường quyết định
D. Sau khi thụ tinh và do tinh trùng quyết định
=> Đáp án đúng: D
Câu 13: Ở nhiễm sắc thể thường luôn tồn tại?
A. Thành các cặp riêng biệt
B. Thành các cặp tương đồng
C. Thành một cặp tương đồng
D. Thành một cặp riêng biệt
=> Đáp án đúng: B
Câu 14: Ở người nam có hai loại tinh trùng là?
A. X và X
B. X và O
C. Y và Y
D. X và Y
=> Đáp án đúng: D
Câu 15: Nhiễm sắc thể mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể là?
A. Nhiễm sắc thể X
B. Nhiễm sắc thể Y
C. Nhiễm sắc thể thường
D. Nhiễm sắc thể giới tính
=> Đáp án đúng: C
Câu 16: Ở đa số các loài giao phối quá trình giới tính được xác định qua?
A. Quá trình thụ tinh
B. Quá trình rụng trứng
C. Quá trình mang thai
D. Tất cả đều sai
=> Đáp án đúng: A
Câu 17: Số lượng của nhiễm sắc thể giới tính là?
A. Có số lượng nhiều
B. Có số lượng từ 1 đến 10
C. Có số lượng ít
D. Tất cả đều sai
=> Đáp án đúng: C
Câu 18: Kí hiệu nhiễm sắc thể ở côn trùng như cào cào, châu chấu là?
A. XX là nhiễm sắc thể cái - XY là nhiễm sắc thể đực
B. XX là nhiễm sắc thể cái - XO là nhiễm sắc thể đực
C. XY là nhiễm sắc thể cái - XX là nhiễm sắc thể đực
D. Ở cả nhiễm sắc thể cái và đực đều có cặp tương đồng XX
=> Đáp án đúng: B
Xem thêm >>> Giải bài tập SGK Cơ chế xác định giới tính
Trên đây là toàn bộ những kiến thức lý thuyết về Cơ chế xác định giới tính mà muốn gửi đến các bạn, mong rằng sau bài viết bạn đã biết được cơ chế xác định giới tinh là gì, cơ chế xác định giới tinh ở người là gì,... Chúc các bạn học tập tốt <3
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK