Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Gọi số mol của Cu phản ứng là x (mol)
Viết PTHH: Cu + 2AgNO3 —> Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
x —> 2x —> x —> 2x
Khối lượng kim loại tăng = mAg sinh ra - mCu phản ứng
=> 2x.108 - 64x = 1,52
=> x = ?
=> Tính toán được các yêu cầu bài toán
Lời giải chi tiết
PTHH: \(Cu + {\rm{ }}2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag{\rm{ }} \downarrow \)
Theo PTHH: 1 mol Cu tác dụng với 2 mol AgNO3 thì tạo ra 2 mol Ag; khối lượng bạc sinh ra bám vào lá đồng nên khối lượng lá đồng tăng thêm \(2.108 - 64 = 152\,g\)
\(Cu + {\rm{ }}2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag{\rm{ }} \downarrow \)
1 mol Cu tác dụng với 2 mol AgNO3 thì khối lượng tăng 152g
x mol Cu tác dụng với 2x mol AgNO3 thì khối lượng tăng 1,52g
\(\Rightarrow 1. 1,52 = 152x\)
\(\Rightarrow x = {1,52\over 152}=0,01\, (mol)\)
\( \Rightarrow {n_{AgN{O_3}}} = 2.0,01=0,02{\rm{ }}\left( {mol} \right)\)
Nồng độ dung dịch AgNO3: \(C{M_{AgN{O_3}}} = {n \over V} = {\rm{ }}{{0,02} \over {0,02}} = 1\left( M \right)\)
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK