Trong bài viết này sẽ gửi đến các bạn học lý thuyết hóa 9 tính chất vật lý của kim loại chuẩn nhất, bên cạnh lý thuyết thì cũng sẽ gồm có các bài tập tính chất vật lí của kim loại giúp bạn luyện tập. Cùng đi vào tìm hiểu ngay nhé!
(Sơ đồ tính chất vật lý của kim loại)
- Thí nghiệm 1: Dùng búa đập vào một đoạn ruột bút chì, hiện tượng xảy ra đó là ruột bút chì bị gãy vụn. Lý do xảy ra hiện tượng này đó là do ruột bút chì không có tính dẻo.
- Thí nghiệm 2: Dùng búa đập vào một đoạn dây nhôm, hiện tượng xảy ra ở đây đó là đoạn dây nhôm đã bị dát mỏng. Lý do xảy ra hiện tượng đó là do nhôm có tính dẻo.
=> Kết luận:
- Kim loại có tính dẫn điện
- Tùy thuộc vào các kim loại khác nhau mà có tính dẫn điện khác nhau:
- Ứng dụng:
- Kim loại có tính dẫn nhiệt
- Tùy thuộc vào các kim loại khác nhau mà có tính dẫn nhiệt khác nhau
- Các kim loại có tính dẫn điện tốt thì thường sẽ dẫn nhiệt tốt.
- Ứng dụng: Sản xuất đồ vật phục vụ đời sống như nồi, xoong, chảo,...
- Kim loại có tính ánh kim
- Ứng dụng
Câu 1: Hãy nêu các tính chất vật lí chung của kim loại là?
A. Tính dẻo, Tính đàn hồi, Tính dẫn điện, Tính dẫn nhiệt
B. Tính ánh kim, Tính đàn hồi, Tính cứng, Tính dẫn nhiệt
C. Tính dẻo, Tính dẫn điện, Tính dẫn nhiệt, Tính ánh kim
D. Tính dẻo, Tính đàn hồi, Tính cứng, Tính dẫn điện.
=> Đáp án đúng: C
=> Lý giải: Có 4 tính chất vật lý chung của kim loại là:
- Tính dẻo do dễ dát mỏng, rèn,...
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt do truyền tải điện tốt, tránh được hao mòn điện năng, nhiệt năng
- Tính ánh kim do màu sắc và độ ánh của chúng có thể sử dụng để làm đồ trang sức hoặc đồ trang trí.
Câu 2: Hãy chọn đáp án không đúng khi nói về tính chất vật lí riêng của kim loại?
A. Tính dẻo: Al < Au < Ag
B. Tính cứng: Cr > W > Fe > Cs
C. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt: Ag > Cu > Au > Al > Fe
D. Nhiệt độ nóng chảy: W > Al > Hg
=> Đáp án đúng: A
=> Lý giải: Những kim loại có tính dẻo từ cao xuống thấp như sau: Vàng (Au), Bạc (Ag), Nhôm (Al), Đồng (Cu),...
Câu 3: Cho phản ứng hóa học ẩn X, hãy cho biết X là kim loại nào trong các kim loại dưới đây?
X + \(HNO_3 (đ; nóng)\) \(\rightarrow \) A + \(NO_2\) + \(H_2O\)
A + Cu \(\rightarrow \) X + D
A. Kẽm (Zn)
B. Sắt (Fe)
C. Chì (Pb)
D. Bạc (Ag)
=> Đáp án đúng: D
=> Lý giải: Do đồng (Cu) đẩy được X ra khỏi muối nên X là Bạc (Ag)
Câu 4: Cho ba kim loại Đồng (Cu), Sắt (Fe), Bạc (Ag) tác dụng với bốn dung dịch là HCl, \(CuSO_4\), \(FeCl_2\), \(FeO_3\). Hãy cho biết số cặp phản ứng với nhau là bao nhiêu?
A. 5
B. 4
C. 2
D. 1
=> Đáp án đúng: A
Câu 5: Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong các kim loại dưới đây?
A. Bạc (Ag)
B. Cu (Đồng)
C. Kẽm (Zn)
D. Vonfram (Al)
=> Đáp án đúng: A
Câu 6: Cho bốn kim loại dưới đây, hãy cho biết loại kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Bạc (Ag)
B. Vonfram (W)
C. Kẽm (Zn)
D. Cu (Đồng)
=> Đáp án đúng: B
=> Lý giải: Nhiệt độ nóng chảy của các chất theo thứ tự ABCD như sau: 1.761 độ C - 3.410 độ C - 419 độ C - 1.083 độ C
Câu 7: Trong số các kim loại dưới đây, đâu là kim loại dẻo nhất?
A. Vàng (Au)
B. Bạc (Ag)
C. Nhôm (Al)
D. Đồng (Cu)
=> Đáp án đúng: A
=> Lý giải: Vàng thường được sử dụng để tạo thành các đồ trang sức vì vừa có tính dẻo và ánh kim đẹp. Ngoài ra thì 1 gram vàng có thể được dập thành một tấm 1 m².
Câu 8: Kim loại nào dưới đây có khối lượng riêng nhỏ nhất (hay nhẹ nhất)?
A. Natri (Na)
B. Bạc (Ag)
C. Đồng (Cu)
D. Liti (Li)
=> Đáp án đúng: D
=> Lý giải: Khối lượng riêng của các chất theo thứ tự ABCD như sau: 0,97 g/\(cm^3\) - 10,49 g/\(cm^3\) - 8,96g/\(cm^3\) - 0,534 g/\(cm^3\)
Câu 9: Vỏ máy được chế tạo từ kim loại nào do có các tính chất bền và nhẹ?
A. Kẽm (Zn)
B. Bạc (Ag)
C. Nhôm (Al)
D. Natri (Na)
=> Đáp án đúng: C
Câu 10: Cặp chất nào sau đây thường được dùng để chế tạo đồ trang sức do chúng có tính ánh kim đẹp?
A. Đồng (Cu) và Sắt (Fe)
B. Kẽm (Zn) và Nhôm (Al)
C. Vàng (Au) và Nhôm (Al)
D. Vàng (Au) và Bạc (Ag)
=> Đáp án đúng: D
Câu 11: Cách thời điểm hiện tại khoảng hơn 6000 năm thì kim loại nào đã được tìm ra?
A. Nhôm (Al)
B. Sắt (Fe)
C. Đồng (Cu)
D. Kẽm (Zn)
=> Đáp án đúng: C
=> Lý giải: Theo lịch sử ghi lại thì Đồng có lịch sử sử dụng ít nhất cũng đã được 9.000 năm TCN ở Trung Đông. Còn ở miền Bắc Iraq thì hoa tai Đồng được tìm thấy có niên đại khoảng 8.700 TCN
Câu 12: Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất của phòng thí nghiệm hãy tính thể tích của 1 mol Nhôm (Al) có khối lượng riêng là 2,7g/\(cm^3\)
A. 13 \(cm^3\)
B. 12 \(cm^3\)
C. 11 \(cm^3\)
D. 10 \(cm^3\)
=> Đáp án đúng: D
=> Lý giải: Áp dụng công thức V = \(\dfrac {m}{D}\)
Câu 13: Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất của phòng thí nghiệm hãy tính thể tích của 1 mol Kali (K) có khối lượng riêng là 0,86 g/\(cm^3\)
A. 45,35 \(cm^3\)
B. 45 \(cm^3\)
C. 50 \(cm^3\)
D. 55,4 \(cm^3\)
=> Đáp án đúng: A
=> Lý giải: Áp dụng công thức V = \(\dfrac {m}{D}\)
Câu 14: Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất của phòng thí nghiệm hãy tính thể tích của 1 mol Đồng (Cu) có khối lượng riêng là 7,16 g/\(cm^3\)
A. 9,3 g/\(cm^3\)
B. 8,94 g/\(cm^3\)
C. 8,3 g/\(cm^3\)
D. 7,86 g/\(cm^3\)
=> Đáp án đúng: B
=> Lý giải: Áp dụng công thức V = \(\dfrac {m}{D}\)
Câu 15: Tiến hành thí nghiệm. Lấy khối lượng của hai thanh kim loại M hóa trị 2 bằng nhau. Thanh thứ nhất được người ta nhúng vào dung dịch \(CuSO_4\), thanh thứ hai còn lại được nhúng vào dung dịch \(Pb (NO_3)_2\). Để hai thanh kim loại này một khoảng thời gian, khi nhấc ra khỏi dung dịch thì thấy thanh thứ nhất bị giảm khối lượng, thanh thứ hai thì khối lượng lại tăng lên. Hỏi rằng thanh kim loại M là gì?
A. Kẽm (Zn)
B. Đồng (Cu)
C. Sắt (Fe)
D. Natri (Na)
=> Đáp án đúng: A
=> Lý giải:
Câu 16: Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây?
A. Thường sẽ có 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại
B. Tính chất vật lý của kim loại là gồm có 4 tính chất: Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Tính ánh kim
C. Ở điều kiện thường Thủy ngân (Hg) ở thể lỏng
D. Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn với các ion âm kim loại với nhau
=> Đáp án đúng: D
=> Lý giải: Vì lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn với các ion dương kim loại khác nhau được gọi là liên kết kim loại
Xem thêm >>> Giải bài tập SGK Hóa 9 Tính chất vật lý của kim loại
Trên đây là những kiến thức lý thuyết tính chất vật lý đặc trưng của kim loại mà muốn gửi đến các bạn, mong rằng không chỉ kiến thức lý thuyết mà bài tập tính chất vật lý riêng của kim loại trên cũng sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Nếu thấy hay thì hãy like và share, và nếu thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến thì hãy để lại phía bên dưới comment nhé!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK