Lý thuyết một số bazơ quan trong - Hóa học 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ở bài viết này sẽ gửi đến các bạn bài giảng một số bazơ quan trọng lớp 9, bên cạnh kiến thức lý thuyết thì cũng sẽ có những bài tập hóa một số bazơ quan trọng giúp bạn củng cố được kiến thức bài học.

A. Lý thuyết

I. Natri Hiđroxit (NaOH)

1. Tính chất vật lý

- Khái niệm: Chất rắn không màu, hút ẩm mạnh,khi ở trong nước thì tan nhiều và tỏa nhiệt được gọi là Natri Hiđroxit (NaOH)

- Dung dịch NaOH có tính nhờn, có thể làm bục vải giấy và ăn mòn da nên khi sử dụng NaOH đặc biệt phải cẩn thận.

2. Tính chất hóa học

Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của kiềm (bazơ tan)

a) Làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím): Dung dịch NaOH làm đổi màu qùy tím thành xanh, dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.

b) Tác dụng với muối tạo ra muối và nước, được gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ: NaOH + HCl \(\rightarrow \) NaCl + \(H_20\)

c) Tác dụng với axit tạo ra muối và nước, được gọi là phản ứng trung hòa.

Lưu ý: Khi NaOH tác dụng với \(CO_2, SO_2\) còn có thể tạo ra muối axit \(NaHCO_3, NHSO_3\)

Ví dụ: 2NaOH + \(CO_2\) \(\rightarrow \) \(Na_2CO_3 + H_2O\)

d) Tác dụng với dung dịch muối

Ví dụ: 2NaOH + \(CuSO_4\) \(\rightarrow \) \(Na_2SO_4\) + \(Cu(OH)_2\) (kết tủa)

3. Ứng dụng

- Do có tính nhờn nên được đưa vào sản xuất các đồ dùng sinh hoạt như xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa,...

- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo.

- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất)

II. Canxi Hiđroxit (\(Ca(OH)_2\))

1. Tính chất hóa học

Có tính chất hóa học của một bazơ tan

a) Làm đổi màu quỳ tím thành xanh, dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.

b) Tác dụng với axit thì sản phẩm thu được sẽ là muối và nước, hay được gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ: \(Ca(OH)_2 + 2HCl \rightarrow CaCl_2 + 2H_2O\)

c) Dung dịch \(Ca(OH)_2\) tác dụng với  oxit axit thì ra sản phẩm là muối và nước.

Ví dụ: \(Ca(OH)_2 + SO_2 \rightarrow Ca_2SO_3 + H_2O\)

2. Ứng dụng

- Làm vật liệu trong xây dựng như xi măng, vôi,...

- Khi đất trồng trọt chua thì còn được sử dụng để khử chua

- Cũng còn được sử dụng để khử độc cho các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật,...

III. Thang pH

- pH = 7 thì dung dịch trung tính. Ví dụ như nước cất có độ pH = 7

- pH < 7 thì dung dịch có tính axit, độ pH càng nhỏ thì độ axit càng lớn

- pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn thì độ bazơ càng lớn

B. Bài tập hóa một số bazơ quan trọng

Câu 1: Để nhận biết dung dịch \(Ca(OH)_2\) thì ta dùng loại thuốc thử nào sau đây?

A. \(Na_2CO_3\)

B. KCl

C. NaOH

D. \(NaNO_3\)

=> Đáp án đúng: A

Câu 2: Cho bốn giá trị pH của dung dịch sau, hãy cho biết dung dịch có độ bazơ mạnh nhất?

A. pH = 8

B. pH = 12

C. pH = 10

D. pH = 14

=> Đáp án đúng: D

Câu 3: Đâu là nhóm có độ dung dịch pH > 7?

A. HCl, NaOH

B. \(H_2SO_4, HNO_3\)

C. NaOH, \(Ca(OH)_2\)

D. \(BaCl_2; NaNO_3\)

=> Đáp án đúng: C

Câu 4: Cho hai lọ mất nhãn, biết trước trong hai lọ đó có NaOH và \(Ba(OH)_2\). Hỏi rằng cần dùng loại thuốc thử nào để nhận biết?

A. Quỳ tím

B. HCl

C. NaCl

D. \(H_2SO_4\)

=> Đáp án đúng: D

Câu 5: Trong các đáp án dưới đây, đâu là đáp án đúng khi nói về tính chất vật lý?

A. Chất rắn không màu, ít tan trong nước được gọi là natri hiđroxit.

B. Chất rắn không màu, có tính hút ẩm mạnh, tan đặc biệt nhiều trong nước và tỏa nhiệt thì được gọi là natri hiđroxit

C. Chất rắn không màu, có tính hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt thì được gọi là natri hiđroxit

D. Chất rắn không màu, ở trong nước không tan và cũng không tỏa nhiệt thì được gọi là natri hiđroxit

=> Đáp án đúng: B

Câu 6: Hai dung dịch \(Ca(OH)_2\) và NaOH có tính chất hóa học của bazơ tan vì?

A. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.

B. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit

C. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.

D. Tác dụng với oxit axit và axit.

=> Đáp án đúng: C

Câu 7: Hãy chọn một trong bốn cặp chất sau không thể tồn tại trong một dung dịch (hay tác dụng được với nhau) là?

A. \(Ca(OH)_2\);\(Na_2CO_3\)

B. \(Ca(OH)_2\); NaCl

C. \(Ca(OH)_2\)\(NaNO_3\)

D. NaOH, \(KNO_3\)

=> Đáp án đúng: A

Câu 8: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch \(H_2SO_4\) 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:

A. Chuyển đỏ quỳ tím

B. Chuyển xanh quỳ tím

C. Chuyển đỏ dung dịch phenolphtalein không màu

D. Quỳ tím không đổi màu

=> Đáp án đúng: D

Câu 9: Hai dung dịch NaOH và KOH không có tính chất nào dưới đây?

A. Đổi màu quỳ tím và phenolilphtalein

B. Tạo thành oxit bazơ và nước khi bị nhiệt phân

C. Tạo thành muối và nước khi tác dụng với oxit axit.

D. Tạo thành muối và nước khi tác dụng với axit.

=> Đáp án đúng: B

Câu 10: Cặp oxit phản ứng với nước ở điều kiện nhiệt độ thường sẽ tạo thành dung dịch bazơ là:

A. \(K_2O, Fe_2O_3\)

B. \(Al_2O_3\), CuO

C. \(Na_2O, K_2O\)

D. ZnO, MgO

=> Đáp án đúng: C

Câu 11: Khi ở nhiệt độ cao, đâu là dãy các bazơ bị phân hủy?

A. \(Ca(OH)_2\); NaOH; \(Zn(OH)_2\)\(Fe(OH)_3\)

B. \(Cu(OH)_2\); NaOH; \(Ca(OH)_2\)\(Mg(OH)_2\)

C. \(Cu(OH)_2\)\(Mg(OH)_2\)\(Fe(OH)_3\)\(Zn(OH)_2\)

D. \(Zn(OH)_2\)\(Ca(OH)_2\); KOH; NaOH

=> Đáp án đúng: C

Câu 12: Đâu là dãy chất mà dung dịch NaOH phản ứng với tất cả?

A. \(Fe(OH)_3\)\(BaCl_2\); CuO; \(HNO_3\)

B. \(H_2SO_4\)\(SO_2\)\(CO_2\)\(FeCl_2\)

C. \(HNO_3\); HCl; \(CuSO_4\)\(KNO_3\)

D. Al; MgO; \(H_3PO_4\)\(BaCl_2\)

=> Đáp án đúng: B

Câu 13: Chọn dãy chất hóa học có thể phán ứng được tất cả với dung dịch \(Ca(OH)_2\)?

A. NaCl; HCl; \(Na_2CO_3\); KOH

B. \(H_2SO_4\); NaCl; \(KNO_3\)\(CO_2\)

C. \(KNO_3\); HCl; KOH; \(H_2SO_4\)

D. HCl; \(CO_2\)\(Na_2CO_3\)\(H_2SO_4\)

=> Đáp án đúng: D

Câu 14: Các cặp chất nào dưới đây không tác dụng được với nhau (hay cùng tồn tại trong dung dịch) là?

A. NaOH; \(KNO_3\)

B. \(Ca(OH)_2\); HCl

C. \(Ca(OH)_2\)\(Na_2CO_3\)

D. NaOH; \(MgCl_2\)

=> Đáp án đúng: A

Câu 15: Những khí thải độc hại như HCl; \(H_2S; CO_2; SO_2\) sau khi làm thí nghiệm thì dùng chất nào sau đây để loại bỏ tốt nhất?

A. Muối NaCl

B. Nước vôi trong

C. Dung dịch HCl

D. Dung dịch \(NaNO_3\)

=> Đáp án đúng: B

Câu 16: Ba lọ mất nhãn đựng NaOH, NaCl; \(Ba(OH)_2\). Dùng chất thử nào để có thể phân biệt ba loại chất này?

A. Quỳ tím và dung dịch HCl

B. Quỳ tím và dung dịch NaCl

C. Phenolphtalein và dung dịch \(BaCl_2\)

D. Quỳ tím và dung dịch \(K_2CO_3\)

=> Đáp án đúng: C

Câu 17: Hai chất nào khi phản ứng với nhau sẽ tạo thành kết tủa trắng?

A. \(Ca(OH)_2\) và \(Na_2CO_3\)

B. NaOH và \(Na_2CO_3\)

C. KOH và \(NaNO_3\)

D. \(Ca(OH)_2\) và NaCl

=> Đáp án đúng: A

Câu 18: Cho biết sản phẩm là NaOH và HCl, hỏi đâu là cặp chất tạo ra sản phẩm trên?

A. \(Na_2O\) và \(H_2O\)

B. \(Na_2O \) và \(CO_2\)

C. Na và \(H_2O\)

D. NaOH và HCl

=> Đáp án đúng: C

Câu 19: Đâu là cặp chất đều làm đục nước vôi trong \(Ca(OH)_2\)

A. \(CO_2\) và \(Na_2O\)

B. \(CO_2\) và \(SO_2\)

C. \(SO_2\) và \(K_2O\)

D. \(SO_2\) và BaO

=> Đáp án đúng: B

Câu 20: Trong hợp chất NaOH và \(Ca(OH)_2\) thì phần trăm của Na và Ca sẽ lần lượt bằng là?

A. 50% và 54%

B. 52% và 56%

C. 54,1% và 57,5%

D. 57,5% và 54,1%

=> Đáp án đúng: D

Xem thêm >>>  Giải bài tập Hóa học 9 Bài 8 Một số bazơ quan trọng

Trên đây là bài giảng một số bazơ quan trọng lý thuyết cùng các bài tập trắc nghiệm mà muốn gửi đến các bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập cũng như làm bài trên lớp. Mọi ý kiến thắc mắc và đóng góp hãy để lại phía bên dưới comment để được giải đáp nhé! 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK