Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Bài 27. Lực điện từ Lý thuyết Lực điện từ lớp 9 chuẩn nhất

Lý thuyết Lực điện từ lớp 9 chuẩn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Lực điện từ là một bài lý thuyết nghiên cứu về lực điện từ thuộc chương II nghiên cứu về Điện từ học Vật lý 9. xin gửi tới các bạn bài viết lý thuyết về lực điện từ và các cách xác định lực điện từ lớp 9 chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng với bài viết vật lý 9 bài 27 lực điện từ, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về một phần kiến thức chương II môn Vật lý 9!

A. Một số lý thuyết cần nhớ về lực điện từ.

1. Dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua chịu tác dụng của từ trường. Lực điện từ là gì?

- Một dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua chịu tác dụng lực của một từ trường. Lực mà từ trường tác dụng lên dây dẫn đó có tên gọi là lực điện từ.

lực điển từ

- Khi khóa K ở trong trạng thái đóng, một thanh dây AB có cấu tạo bằng đồng có xu hướng di chuyển trên hai thanh ray cấu tạo bằng đồng nằm ngang song song với AB. 

2. Đặc điểm về phương và chiều của lực điện từ - Quy tắc bàn tay trái.

a, Những yếu tố chi phối đến yếu tố chiều của một lực điện từ.

Có hai yếu tố chi phối đến chiều của một lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn, đó là:

- Khi qua dây dẫn, dòng điện mang một chiều như thế nào.

- Chiều của đường sức từ.

b, Xác định chiều lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái

- Có hai điều kiện để thực hiện được quy tắc bàn tay trái là phải biết được chiều của dòng điện và đường sức từ.

- Khi sử dụng quy tắc bàn tay trái, đặt bàn tay sao cho lòng bàn tay hứng lấy đường sức từ, chiều từ vị trí cổ tay đến vị trí ngón tay giữa là chiều của dòng điện chạy bên trong ống dây, ngón tay choãi ra một góc bằng \(90^0\) sẽ chỉ chiều của lực từ.

quy tắc bàn tay trái

Một số lưu ý:

+ Giả sử dây dẫn đặt ở vị trí song song đối với đường sức từ thì dây dẫn sẽ không chịu tác dụng của bất cứ một lực nào.

+ Thông thường, một khung dây chịu tác dụng của lực từ sẽ có xu hướng quay tròn, bị nén hoặc kéo dãn.

B. Một số bài tập

Câu 1: Trong một không gian có từ trường, vị trí tương đối của một dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua và đường sức từ là không song song với nhau thì:

A. Có một lực điện đang tác dụng lên dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua.

B. Có một lực từ đang tác dụng lên dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua.

C. Có một lực điện từ đang tác dụng lên dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua.

D. Có một lực đàn hồi đang tác dụng lên dây dẫn trong trạng thái có dòng điện chạy qua.

Câu 2: Cho một đoạn dây dẫn đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua. Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào biểu diễn đúng hướng của lực từ?

bài tập về lực điện từ

A. Hình b biểu diễn đúng hướng của lực từ

B. Hình a biểu diễn đúng hướng của lực từ

C. Hình c biểu diễn đúng hướng của lực từ

D. Cả ba hình a, b, c đều biểu diễn đúng hướng của lực từ.

Câu 3: Theo quy tắc bàn tay trái, để biết được đoạn dây dẫn dạng thẳng đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua phải chịu tác dụng của một lực điện từ theo hướng nào thì cần phải biết những yếu tố:

A. Xác định được hai yếu tố là độ dài của dây dẫn và chiều của dòng điện đang chạy bên trong dây dẫn.

B. Xác định được hai yếu tố là độ lớn cường độ của dòng điện chạy trong dây dẫn và hướng của đường sức từ.

C. Xác định được hai yếu tố là chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn và hướng của đường sức từ tại vị trí điểm đó.

D. Xác định được ba yếu tố là độ dài của dây dẫn, chiều và độ lớn của cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây dẫn.

Câu 4: Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau khi phát biểu về sự tác dụng của từ trường lên một đoạn dây dẫn đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua:

A. Một đoạn dây dẫn đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua thì khi đặt dây dẫn đó trong môi trường từ trường và có vị trí tương đối với với đường sức từ là song song thì khi đó, dây dẫn sẽ chịu tác dụng của một lực từ.

B. Một đoạn dây dẫn đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua thì khi đặt dây dẫn đó trong môi trường từ trường và có vị trí tương đối với với đường sức từ là giao nhau thì khi đó, dây dẫn sẽ chịu tác dụng của một lực từ.

C. Một đoạn dây dẫn đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua thì khi đặt dây dẫn đó trong môi trường không có từ trường và có vị trí tương đối với với đường sức từ là giao nhau thì khi đó, dây dẫn sẽ chịu tác dụng của một lực từ.

D. Một đoạn dây dẫn đang trong trạng thái không có dòng điện chạy qua thì khi đặt dây dẫn đó trong môi trường từ trường và có vị trí tương đối với với đường sức từ là song song thì khi đó, dây dẫn sẽ chịu tác dụng của một lực từ.

Câu 5: Một đoạn dây dẫn đang trong trạng thái có dòng điện chạy qua thì khi đặt dây dẫn đó trong môi trường từ trường và có vị trí tương đối với với đường sức từ là song song thì khi đó, lực từ có hướng:

A. Có hướng cùng với hướng của dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn.

B. Có hướng cùng hướng với đường sức từ.

C. Có hướng tạo với hướng của dây dẫn và hướng của đường sức từ một góc bằng \(90^0\).

D. Không có sự tồn tại của lực điện từ.

Câu 6: Cho một khung dây dẫn ở dạng là một hình chữ nhật trong trạng thái có một dòng điện chạy qua và được đặt ở vị trí giữa hai nhánh của một thanh nam châm có dạng hình chữ U trong một không gian có từ trường. Vậy nam châm chuyển động quay và dừng lại ở một vị trí là:

A. Vị trí mà khi đó vị trí tương đối của mặt khung dây và đường sức từ là song song với nhau.

B. Vị trí mà khi đó mặt khung dây tạo với đường sức từ một góc có độ lớn bằng \(90^0\).

C. Vị trí mà khi đó mặt khung dây tạo với đường sức từ một góc có độ lớn bằng \(60^0\).

D. Vị trí mà khi đó mặt khung dây tạo với đường sức từ một góc có độ lớn bằng \(45^0\).

Câu 7: Với hình vẽ sau, khi chạy qua một đoạn dây AB thì dòng điện có chiều được xác định là:

bài tập lực điện từ

A. Dòng điện có chiều xác định là chạy từ B sang A.

B. Dòng điện có chiều xác định là chạy từ A sang B.

C. Không đủ cơ sở và điều kiện để xác định được chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn AB.

D. Không thể xác định được chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn AB.

Câu 8: Khi một dây dẫn chịu sự tác dụng của một lực điện từ thì khi đó chiều của lực điện từ sẽ chịu sự chi phối của những yếu tố:

A. Lực điện từ sẽ chịu sự chi phối của yếu tố chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn 

B. Lực điện từ sẽ chịu sự chi phối của yếu tố chiều của đường sức từ.

C. Lực điện từ sẽ chịu sự chi phối của yếu tố chiều chuyển động của dây dẫn.

D. Lực điện từ sẽ chịu sự chi phối của hai yếu tố đó là chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 9: Cho một hình vẽ như sau. Trong hình vẽ, một khung dây đang ở trong trạng thái có một dòng điện chạy qua và được đặt tại vị trí trong môi trường từ trường.Khung quay của dây đang đặt ở vị trí thỏa mãn điều kiện góc tạo bởi mặt phẳng khung và đường sức từ có độ lớn bằng \(90^0\). Để đáp ứng được những điều kiện trên, khung dây sẽ ở trong vị trí:

bài tập lực điện từ

A. Vị trí mà khi đó lực điện từ không tác dụng lực lên khung dây.

B. Vị trí mà khi đó lực điện từ tác dụng lực lên khung dây nhưng không làm cho khung dây ở trong chuyển động quay.

C. Vị trí mà khi đó lực điện từ tác dụng lực lên khung dây và làm cho khung dây tiếp tục ở trong chuyển động quay.

D. Vị trí mà khi đó lực điện từ không tác dụng lực lên khung dây nhưng khung dây vẫn sẽ tiếp tục ở trong chuyển động quay thêm một khoảng thời gian nhất định rồi dừng lại vì quán tính.

Câu 10: Cho một thanh nam châm dạng thẳng trong tình trạng sơn bị tróc hết vỏ và không xác định được các cực. Người ta dùng một phương pháp để xác định được tên của các từ cực là đặt một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua vào vị trí từ trường của thanh nam châm này. Giả sử dòng điện chạy qua dây dẫn được cho bởi hình vẽ. Nhận xét nào là nhận xét đúng trong bốn nhận xét sau đây: 

Bài tập lực điện từ

A. Nếu đẩy dây dẫn ở trong trạng thái bị đẩy thẳng từ phía đằng trước ra phía đằng sau của vị trí mặt phẳng chứa nam châm thì cực nào có khoảng cách xa dây dẫn là cực Nam và cực nào có khoảng cách gần dây dẫn là cực Bắc

B. Nếu đẩy dây dẫn ở trong trạng thái bị đẩy thẳng từ phía đằng trước ra phía đằng sau của vị trí mặt phẳng chứa nam châm thì cực nào có khoảng cách xa dây dẫn là cực Bắc và cực nào có khoảng cách gần dây dẫn là cực Nam.

C. Nếu đẩy dây dẫn ở trong trạng thái bị đẩy thẳng từ phía đằng sau về phía đằng trước của vị trí mặt phẳng chứa nam châm thì cực nào có khoảng cách xa dây dẫn là cực Nam và cực nào có khoảng cách gần dây dẫn là cực Bắc.

D. Nếu đẩy dây dẫn ở trong trạng thái bị đẩy thẳng từ phía đằng sau về phía đằng trước của vị trí mặt phẳng chứa nam châm thì cực nào có khoảng cách xa dây dẫn là cực Bắc và cực nào có khoảng cách gần dây dẫn là cực Nam.

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C C B D B A D B C

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập Vật lý 9 Lực điện từ (sách giáo khoa)

đã gửi tới các bạn bài lý thuyết về lực điện từ và các cách xác định lực điện từ lớp 9 thông qua bài viết vật lý 9 bài 27 Lực điện từ. Nếu có đóng góp hay thắc mắc gì cho bài viết lực điện từ, các bạn hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK