Ở bài viết này sẽ gửi đến các bạn về nam châm điện là gì, cách làm nam châm điện, cấu tạo nam châm điện, nam châm điện xoay chiều,... cùng các bài tập trắc nghiệm liên quan. Toàn bộ những kiến thức vừa rồi sẽ được tổng hợp đầy đủ, ngắn gọn nhất ở trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
- Đặt các vật liệu từ hoặc sắt, thép, niken, côban trong từ trường đều bị nhiễm từ.
- Với những điều kiện như nhau thì sắt non nhiễm từ mạnh hơn thép. Tuy nhiên sau khi đã nhiễm từ thì sắt non không còn giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì vẫn giữ được từ tính lâu dài.
- Một nam châm mới sẽ được hình thành khi trong ống dây đặt lõi sắt hoặc lõi thép được đặt từ trường bởi lõi sắt và lõi thép có tác dụng từ tốt.
- Nam châm là gì? Một loại vật chất có tính chất đặc biệt, nó có thể hút được kim loại sắt, hoặc hút, đẩy một nam châm khác đặt gần nó trong phạm vi nhất định.
- Nam châm điện là gì? Loại nam châm có tính chất khác với nam châm vĩnh cửu (hay còn gọi là nam châm tự nhiên) bởi loại nam châm này được nuôi bằng điện và khi không có dòng điện chạy qua nó sẽ bị mất ngay tính từ.
Bao gồm:
- Sợi dây điện dài được làm bằng đồng quấn xung quanh lõi sắt => dòng điện chạy qua sẽ làm cho cuộn dây bị nhiễm từ ở phía bên trong.
- Có lõi sắt tích tụ sự từ hóa sẽ làm cho mạnh hơn => sẽ mất tính từ khi ngắt dòng điện.
- Qua ống dây tăng cường độ dòng điện hoặc số vòng vòng của ống dây.
- Cần sử dụng lõi sắt với hình dạng thích hợp với từng ống dây riêng.
- Về nam châm, cần tăng thêm khối lượng.
- Trong ngành công nghiệp:
- Với những loại nam châm điện nhỏ xíu:
- Với những loại nam châm cỡ lớn thì được dùng để nâng các các vật trong kim loại có trọng tải lớn.
Câu 1: Đâu là phát biểu đúng khi nó về sự nhiễm từ của sắt?
A. Chế tạo nam châm điện là một trong những ứng dụng sự nhiễm từ của sắt.
B. Khi đặt sắt trong ống dây có dòng điện chạy qua thì nó sẽ bị nhiễm từ.
C. Khi đặt sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ sẵn, cắt dòng điện đó đi thì tính từ ở lõi sắt sẽ mất đi.
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 2: Trong các phát biểu dưới đây, hãy cho biết phát biểu đúng nhất khi nói về sự nhiễm từ của thép?
A. Khi thép bị nhiễm từ thì sự duy trì từ tính sẽ yếu hơn sắt.
B. Dù trong một điều kiện như nhau nhưng thép nhiễm từ mạnh hơn sắt.
C. Nếu đặt lõi thép trong từ trường thì lõi thép bị nhiễm từ.
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: C
Câu 3: Đâu là giải thích hợp lí nhất khi lí giải vì sao một vật bị nhiễm từ dưới đây?
A. Vật bị nhiễm từ là do chúng tự nóng lên.
B. Vật bị nhiễm từ là do chúng được đặt trong dòng điện chạy qua nó.
C. Do xung quanh Trái Đất luôn có từ trường nên vật bị nhiễm.
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 4: Thành phần lõi cấu tạo nam châm điện thường được làm bằng gì?
A. Cao su qua quá trình điều chế tổng hợp.
B. Sắt non
C. Đồng
D. Thép
=> Đáp án đúng: B
Câu 5: Điểm lợi thế hơn của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là gì?
A. Chỉ cần ngắt điện khi qua ống dây là nam châm điện sẽ mất hết từ tính.
B. Tên cực từ của nam châm điện luôn được cố định dù có thay đổi dòng điện chạy qua ống dây dẫn.
C. Có thể tạo nam châm điện yếu bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện chạy qua ống dây đó.
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: A
Câu 6: Hãy giải thích tại sao sau khi đưa mũi dao thép vào đầu của một nam châm một thời gian thì mũi dao đó sau khi bỏ ra có thể hút được các vụn sắt?
A. Do mũi dao được ma sát mạnh với nam châm.
B. Do mũi dao đã bị nhiễm từ.
C. Do mũi dao đã được làm nóng lên.
D. Do mũi dao bị mất từ tính sau khi chạm vào nam châm.
=> Đáp án đúng: B
Câu 7: Đặt trong từ trường các vật bằng sắt, thép, niken, coban hoặc các vật liệu từ khác thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Giữ được tính từ lâu dài.
B. Bị nhiễm điện
C. Mất hết từ tính vốn có
D. Bị nhiễm từ.
=> Đáp án đúng: D
Câu 8: Để tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật phẳng bằng thép thì ta có thể dùng bằng cách nào sau đấy?
A. Tăng đồng thời cường độ dòng điện và số vòng của ống dây.
B. Chỉ tăng số vòng của ống dây.
C. Chỉ tăng cường độ dòng điện qua ống dây.
D. B và C đúng
=> Đáp án đúng: A
Câu 9: Điều nào sau đây sai khi nói về nam châm điện?
A. Nam châm điện gồm ống dây dẫn quấn quanh một lõi kim loại bất kì có dòng điện chạy qua.
B. Nam châm điện gồm ống dây dẫn quấn quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua.
C. Nam châm điện gồm ống dây dẫn quấn quanh một lõi sắt non có thể dòng điện chạy qua theo chiều nào cũng được.
D. Nam châm điện gồm ống dây dẫn quấn quanh một lõi thép non và không có dòng điện chạy qua.
=> Đáp án đúng: A và D là hai đáp án sai.
Câu 10: Thanh thép xảy ra hiện tượng gì khi được đặt vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép đó sẽ nóng dần lên.
B. Thanh thép đó khi đặt trong ống dây sẽ bị đẩy ra.
C. Thanh thép đó sẽ phát sáng.
D. Thanh thép đó sẽ trở thành một nam châm điện
=> Đáp án đúng: D
Câu 11: Cấu tạo chuẩn của một nam châm điện sẽ gồm?
A. Lõi sắt non và một thanh nam châm vĩnh cửu.
B. Chỉ một thanh nam châm.
C. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
D. Cuộn dây dẫn và hai thanh nam châm vĩnh cửu.
=> Đáp án đúng: C
Câu 12: Cho các nam châm dưới đây, hãy chỉ ra nam châm nào mạnh nhất?
A. Nam châm a
B. Nam châm a và c bằng nhau
C. Nam châm d
D. Nam châm e
=> Đáp án đúng: D
Câu 13: Đâu là phát biểu đúng nhất?
A. Lõi sắt non và thép sau khi bị nhiễm từ thì đều không giữa được tính từ lâu dài.
B. Khi tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện sẽ giảm.
C. Tác dụng từ của ống dây tăng do có lõi sắt hoặc lõi thép.
D. Khi tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện sẽ giảm.
=> Đáp án đúng: C
Câu 14: Trong các cách dưới đây, đâu là cách phù hợp nhất để làm tăng lực từ của nam châm điện?
A. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng.
B. Giảm hiệu điện thế và tăng số vòng dây dẫn đặt vào hai đầu ống dây.
C. Đồng thời tăng đường kính và chiều dài của ống dây.
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: A
Câu 15: Trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua, nếu ta đặt một thanh sắt non vào đó thì sẽ trở thành một nam châm. Vậy hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì sẽ như thế nào?
A. Ngược hướng.
B. Vuông một góc 90 độ.
C. Tạo với nhau một góc bằng 45 độ.
D. Cùng hướng với nhau.
=> Đáp án đúng: D
Câu 16: Cho bốn trường hợp dưới đây, hỏi rằng trường hợp nào có thể có khả năng nhiễm từ trở thành nam châm vĩnh cửu?
A. Một vòng dây dẫn có lõi làm bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong một khoảng thời gian dài rồi được đưa ra xa.
B. Một ống dây có một lõi làm từ sắt non trong dòng diện có cường độ trong một thời gian dài rồi được đưa ra xa.
C. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.
D. Một vòng dây dẫn có lõi làm bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong một khoảng thời gian ngắn rồi được đưa ra xa.
=> Đáp án đúng: C
Câu 17: Làm thế nào để tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật?
A. Qua ống dây tăng cường độ dòng điện hoặc số vòng vòng của ống dây.
B. Sử dụng lõi sắt có hình dạng thích hợp.
C. Tăng thêm khối lượng của nam châm.
D. A, B và C đều đúng
=> Đáp án đúng: D
Câu 18: Cho các chức năng dưới đây, hỏi có bao nhiêu chức năng của nam châm điện?
(1) Chế biến sắt, thép
(2) Sử dụng tái chế sắt
(3) Sử dụng tại các cảng biển, cảng vận tải lớn.
(4) Với những loại nam châm cỡ nhỏ thì được dùng để điều hòa, ổn định dòng điện trong dây dẫn.
(5) Với những loại nam châm cỡ lớn thì được dùng để nâng các các vật trong kim loại có trọng tải lớn.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
=> Đáp án đúng: B (1 - 2 - 3 - 5)
Xem thêm >>> Giải bài tập SGK Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về nam châm điện là gì, cách làm nam châm điện, cấu tạo nam châm điện cùng các câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án mà muốn gửi đến các bạn học. Chúc các bạn học tập tốt <3
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK