Trang chủ Lớp 12 Ngữ văn Lớp 12 SGK Cũ Tuần 32 Ngữ Văn 12 Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn 12

Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
    • Khái niệm
    • Quá trình tạo lâp
      • Quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện.
      • Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện.
    • Các dạng thức của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
  • Ngữ cảnh
    • Khái niệm.
    • Các nhân tố:
      • Hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.
      • Bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống).
      • Bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa).
      • Nhân vật giao tiếp.
  • Nhân vật giao tiếp
  • Nghĩa của câu
  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

3. Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chương trình chuẩn

Đọc đoạn trích "Lão Hạc" của Nam Cao và thực hiện các yêu cầu

Câu 1: 

a. Sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp giữa Lão Hạc và ông giáo

Lão Hạc (nói)

Ông giáo (nói)

- Câu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

- Thế nó cho bắt à?

- Khốn nạn…nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

- Cụ cứ tưởng thế…để cho nó làm kiếp khác.

- Ông giáo nói phải!..như kiếp tôi chẳng hạn!

- Kiếp ai cũng thế thôi…hơn chăng?

- Thế thì…kiếp gì cho thật sung sướng

 

b. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết

  • Hai nhân vật: Lão Hạc và ông giá luân phiên đổi vai lượt lời. Lão Hạc là người nói trước và kết thúc sau nên số lượt lời nói của lão là 5, còn số lượt lời của ông giáo là 4. Vì tức thời nên có lúc ông giáo chưa biết nói gì, chỉ hỏi cho có chuyện (thế nó cho bắt à?).
  • Đoạn trích rất đa dạng vê ngữ điệu
    • Ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!)
    • Tiếp đến là giọng than thở, đau khổ, có lúc nghẹn lời (Khốn nạ…nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!...).
    • Lúc đầu, ông giáo hỏi với giọng ngạc nhiên (Cụ bán rồi?).
    • Tiếp theo là giọng vỗ về an ủi (Cụ cứ tưởng thế…để cho nó làm kiếp khác.).
    • Cuối cùng là giọng bùi ngùi (Kiếp ai cũng thế thôi…hơn chăng?).
  • Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp còn cử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật Lã Hạc: lão "cười như mếu", "mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra ...".
  • Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, rồi, à, ư, khốn nạ, chả hiểu gì đâu, thì ra, ...).
  • Về câu
    • Một mặt đoạn trích dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạn ...Ông giáo ơi!).
    • Mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, ...).

Câu 2: 

a. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt?

  • Vị trí xã hội: lão Hạc là người nông dân nghèo, "ông giáo" ở đây cũng chỉ là một ông giáo làng sống thanh bạch, gần gũi với dân làng.
  • Quan hệ thân sơ: không phải họ hàng nhưng hai người có quan hệ thân mật, gần gũi, tin cậy lẫn nhau (trước khi chết, lão Hạc đã gửi gắm tất cả những điều hệ trọng cho ông giáo).
  • Đặc điểm riêng: lão Hạc là người lớn tuổi hơn ông giáo (cách xưng hô).

b. Trong lượt lời đầu tiên của lão Hạc nói với ông giáo đã bộc lộ rõ những điều trên đây: "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!". Có thể thấy:

  • Không nói "con chó" mà nói "cậu Vàng" thì ông giáo vẫn hiểu, và khi đã bán con chó rồi mà vẫn gọi "cậu Vàng" chứng tỏ lão rất quý và tiếc con chó, (Chữ "đi đời" tiếp ngay sau cũng mang ý nghĩa như vậy).
  • "Ông giáo ạ!": Cách xưng hô, cách nói vừa kính trọng vừa thân mật.

Câu 3: 

Nghĩa sự việc và nghĩa hình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!":

  • Nghĩa sự việc: thông báo việc con cho biết nó chết (cu cậu biết là cu cậu chết).
  • Nghĩa tình thái:
    • Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu").
    • Việc con chó biết là nó chết là một bất ngờ (bấy giờ ... mới biết là ...).

Câu 4:

Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp giữa họ với nhà văn Nam Cao. Chỉ ra sự khác biệt?

Giữa hai nhân vật

Giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc

  • Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt. Có gì chưa hiểu, hai nhân vật lại có thể trao đổi qua lại.
  • Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết).
    • Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết.
    • Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.

 

Ngoài ra, để nắm vững nội dung của bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

4. Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chương trình Nâng cao

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK