A. TỪ LOẠI
I. DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
Câu 1. Trong số các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
a) Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
b) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân, Làng)
c) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
(Kim Lân, Làng)
d) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Các danh từ: lần (a), lãng (b), làng (c) ;
Các động từ: đọc (a), nghĩ ngợi (b), phục dịch, đập (c);
Các tính từ: hay (a), đột ngột (d), phải, sung sướng (e).
Câu 2. Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào.
Gợi ý: Từ kết quả BT1, HS tự thêm.
- Các từ nhóm (b) là các phó từ có thể kết hợp với các động từ.
Ví dụ: hãy đọc, hãy đập...
- Các từ nhóm (c) là các phó từ có thể kết hợp với các tính từ.
Ví dụ: rất hay, rất dột ngột...
Câu 3. Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và bài tập 2, hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ đứng sau các từ nào và tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ nêu trên.
- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một, ...
- Động từ có thể đứng sau: hãy, đã, vừa, ...
- Tính từ có thể đứng sau: rất, hơi, quá, ...
Câu 4. Kẻ bảng theo mẫu cho dưới đây và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột trống.
Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của các danh từ, động từ, tính từ
Ý nghĩa khái quát của từ loại | Khả năng kết hợp | ||
Kết hợp vế phía trước | Từ loại | Kết hợp về phía sau | |
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) | những, các, một, hai, ba, nhiều... | danh từ | này, nọ, kia, ấy... các từ chỉ đặc điểm, tính chất mà danh từ biểu thi |
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật | hãy, dừng, không, chưa, đã, vừa, sẽ, đang, cũng, vẫn... | động từ | được, ngay, các từ ngữ bổ sung chi tiết về đốì tượng, hướng, địa điểm, thời gian |
Chỉ đặc điểm, tính chât của sự vật, của hoạt động, của trạng thái | rất, hơi, quá, lắm, cực kì, vẫn, còn, dang... | tính từ | quá, lắm, cực kì... các từ ngữ chỉ sự so sánh, phạm vi... |
Câu 5. Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
a) tròn: vốn là tính từ, ớ đây được dùng như động từ (chí hoạt động).
b) lí tưởng: vốn là danh từ, ớ đây được dùng như tính từ.
b) băn khoăn: vốn là tính từ, ớ đây được dùng như danh từ (kết hợp với những)
II. CÁC TỪ LOẠI KHÁC
Câu 1. Hãy xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp (theo bảng mẫu) ở dưới.
Trả lời:
Bảng tổng kết về các từ loại khác
(Ngoài ba từ loại chính)
Câu 2. Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào.
Các từ chuyên dùng để cấu tạo nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,... Đó là các tình thái từ.
B. CỤM TỪ
Câu 1. Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
Phần trung tâm được in đậm
a) tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó (dấu hiệu: những - lượng từ); một nhân cách rất Việt Nam (dấu hiệu: một - lượng từ); một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông... (dấu hiệu: một - lượng từ)
b) những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng (dấu hiệu: những- lượng từ).
c) tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy (dấu hiệu: có thể thêm những vào trước).
Câu 2. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
Phần trung tâm được in đậm
a) đã đến gần anh (dấu hiệu: đã - phó từ); sẽ chạy xô vào lòng anh (dấu hiệu: sẽ - phó từ); sẽ ômchặt lấy cổ anh (dấu hiệu: sẽ - phó từ).
b) vừa lên cải chính (dấu hiệu: vừa - phó từ).
Câu 3. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
Phần trung tâm được tin đậm
a) rất Việt Nam: rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
b) sẽ không êm ả.
c) phức tạp hơn; cũng phong phú và sâu sắc hơn.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK