Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

-Vũ Khoan (sinh năm 1937)

-Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

-Cuộc đời và sự nghiệp:

   + Vũ Khoan được biết đến là một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của Việt Nam

   + Ông từng bắt đầu công việc ngoại giao cho quốc gia từ 1956 với công việc phiên dịch

   + Năm 1990, ông làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao

   + Từ 28 tháng 1 năm 2000 đến ngày 8 tháng 8 năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Thương mại

   + Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006

   + Với rất nhiều những đóng góp của mình cho nền ngoại giao quốc gia, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai Huân chương Lao động hạng Nhì

1.Hoàn cảnh sáng tác

-Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002

1.Hoàn cảnh sáng tác

-Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

- Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

-Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

3.Giá trị nội dung

-Tac phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới

4.Giá trị nghệ thuật

-Bài viết đặt ra vấn đề nóng hổi, cấp thiết với cách nhìn nhận khách quan kết hợp với lí lẽ lập luận giản dị, chặt chẽ và thái độ tôn trọng đối tượng, tinh thần trách nhiệm của tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cách nói giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ sinh động, cụ thể và hàm súc cũng là những nét tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm

5.Phân tích tác phẩm

I.Mở bài

-Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Khoan: Một nhà chính trị, ngoại giao xuất sắc, một vị thủ tướng có đóng góp quan trọng vào con đường phát triển của đất nước

-“Chuẩn bị hành trang vào thế kì mới” ra đời đúng thời điểm như một kim chỉ nam để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm sẵn sàng vươn tới một kỉ nguyên mới

II.Thân bài

1.Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

-Khẳng định trong thời khắc chuyển giao giữa hai thế kỉ, cần chuẩn bị tốt hành trang để bước sang một thế kỉ mới thành công

-Nhấn mạnh sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất vì:

   + Con người lúc nào cũng là động lực phát triển của lịch sử

   + Con người giữ vai trò nổi trội trong nền kinh tế tri thức mà nền kinh tế này sẽ phát triển nổi trội vào thế kỉ mới

⇒Cách đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, thuyết phục

2.Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

-Tình hình thế giới:

   + Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại

   + Sự giao thoa sâu rộng giữa các nền kinh tế

-Nhiệm vụ của đất nước:

   + Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp

   + Đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa

   + Tiếp cận với nền kinh tế tri thức

⇒Cách trình bày luận điểm logic chặt chẽ

3.Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

-Điểm mạnh của con người Việt Nam:

   + Thông minh, nhạy bén với cái mới

   + Cần cù, sáng tạo

   + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong kháng chiến chống ngoại xâm

   +Bản tính thích ứng nhan

-Điểm yếu của con người Việt Nam:

   + Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành

   + Thiếu đức tính tỉ mỉ, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương

   + Thường ích kỉ, đố kị nhau trong đời sống thường ngày

   + Thái độ kì thị với sự kinh doanh, , thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức

⇒Lập luận song hành: đi liền với điểm mạnh là điểm yếu => cái nhìn trực diện, thông suốt, thấu đáo, không né tránh => Người Việt Nam nhận rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của mình

-Từ điểm mạnh, điểm yếu, đề ra nhiệm vụ khi bước vào thế kỉ mới:

   + Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh: Phát huy điểm mạnh

   + Vứt bỏ điểm yếu

   + Làm cho lớp trẻ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, làm quen với những thói quen tốt đẹp

⇒Lập luận chặt chẽ, logic, chắc chắn, giàu sức thuyết phục => Tài năng của một người tài năng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước

III.Kết bài

-Khái quát lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

-Trình bày giá trị thờ đại của bài viết tới thời điểm hôm nay, liên hệ bản thân về việc phát huy những điểm mạnh, điểm yếu bản thân để phát triển đất nước trong tương lai

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK