1. Tìm bố cục của truyện
Trả lời:
Bố cục của truyện: Gồm 3 phần:
- Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: “Tôi” trên đường về quê.
- “Tinh mơ sáng hôm sau....sạch trơn như quét”: “Tôi” ở quê.
- Phần còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.
2. Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
Trả lời:
- Truyện có 2 nhân vật chính là “Tôi” và “Nhuận Thổ”
- Nhân vật trung tâm: Tôi. Vì: "tôi" xuất hiện trong cả ba phần của tác phẩm. Nhuận Thổ chỉ xuấn hiện trong suy nghĩ của nhân vật tôi. Không phải chỉ có Nhuận Thổ thay đổi mà cả cố hương, thím Hai Dương, và cả gia đình "tôi" cũng đều thay đổi theo chiều hướng chung, trong đó sự thay đổi của Nhuận Thổ là tiêu biểu, nên Nhuận Thổ là nhân vật chính. Nhân vật tôi không chỉ xuất hiện ở khắp tác phẩm mà còn là đầu mối dẫn dắt câu chuyện, phát ngôn ở mọi tình huống, ngay từ dòng đầu cho đến dòng cuối tác phẩm, và hơn thế, những phát ngôn ấy là cốt lõi của nội dung tư tưởng tác phẩm, bộc lộ rõ nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?
Trả lời:
- Hai biện pháp nghệ thuật chính là “hồi ức” và “đối chiếu” để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ.
- Trong việc chỉ rõ sự thay đối của con người và cảnh vật của làng tác giả có nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề, song trọng điểm vần là nổi bật sự thay đổi về diện mạo tinh thần (thể hiện qua tính cách thím Hai Dương, tính cách của nhừng người khách mượn cớ đưa tiễn con “Tôi” để “lấy đồ đạc”, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ), vì vậy, trong mọi thay đổi, điều làm Lỗ Tấn đau xót nhất, đau xót “điếng người đi” là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “Tôi”.
- Qua đó, tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ: đau xót trước sự thay đổi con người, phê phán lễ giáo phong kiến.
5.
- Đoạn văn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
- Đoạn a chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm), nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với tôi hiện nay).
- Đoạn b chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
- Đoạn c chủ yếu dùng phương thức lập luận, về ý nghĩa, các phần trên đã đề cập.
LUYỆN TẬP
Điền vào bảng sao cho thích hợp
Nhuận Thổ còn nhỏ
Nhuận Thổ khi đứng tuổi
Hình dáng
Nước da bánh mật, khuôn mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc sáng.
Cao gấp hai trước, da vàng sạm, mặt tròn, có những nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm…
Động tác
Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.
Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính.
Giọng nói
Lưu loát, hồn nhiên
Cung kính, lễ phép
Thái độ
Thân thiết
Xa cách, cung kính
Tính cách
Hồn nhiên, lanh lợi
Khúm núm, e dè, khép nép
Nhuận Thổ còn nhỏ
Nhuận Thổ khi đứng tuổi
Hình dáng
Nước da bánh mật, khuôn mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc sáng.
Cao gấp hai trước, da vàng sạm, mặt tròn, có những nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm…
Động tác
Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, cố sức đâm theo một con tra.
Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính.
Giọng nói
Lưu loát, hồn nhiên
Cung kính, lễ phép
Thái độ
Thân thiết
Xa cách, cung kính
Tính cách
Hồn nhiên, lanh lợi
Khúm núm, e dè, khép nép
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK