Ví dụ: \(\frac{2}{7}< \frac{5}{7}\); \(\frac{5}{7}> \frac{2}{7}\).
b) Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của chúng.
Ví dụ: So sánh hai phân số \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{5}{7}\).
Quy đồng mẫu số hai phân số: \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{5}{7}\).
\(\frac{3}{4}= \frac{3\times 7}{4\times 7}=\frac{21}{28}\);
\(\frac{5}{7}= \frac{5\times 4}{7\times 4}=\frac{20}{28}\).
Vì 21 > 20 nên \(\frac{21}{28}> \frac{20}{28}\).
Vậy: \(\frac{3}{4}> \frac{5}{7}\).
Bài 1: So sánh các cặp phân số sau:
a. \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{2}{5}\) b. \(\frac{5}{7}\) và \(\frac{5}{8}\) c. \(\frac{{13}}{2}\) và \(\frac{{13}}{3}\) d. \(\frac{{17}}{5}\) và \(\frac{{17}}{3}\)
Hãy nêu nhận xét về cách so sánh hai phân số có tử số bằng nhau.
Giải
Ta vẫn phải quy đồng mẫu số hai phân số đã cho rồi so sánh hai tử số.
a. \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{2}{5}\) hay \(\frac{{10}}{{15}}\) và \(\frac{6}{{15}}\). Ta thấy \(\frac{{10}}{{15}}\) > \(\frac{6}{{15}}\) do đó \(\frac{2}{3} > \frac{2}{5}\)
b. \(\frac{5}{7}\) và \(\frac{5}{8}\) hay \(\frac{{40}}{{56}}\) và \(\frac{{35}}{{56}}\). Ta thấy \(\frac{{40}}{{56}}\, > \,\frac{{35}}{{56}}\) do đó \(\frac{5}{7}\,\, > \,\frac{5}{8}\)
c. \(\frac{{13}}{2}\) và \(\frac{{13}}{3}\) hay \(\frac{{39}}{6} > \frac{{26}}{6}\). Ta thấy \(\frac{{39}}{6} > \frac{{26}}{6}\) do đó \(\frac{{13}}{2} > \frac{{13}}{3}\)
d. \(\frac{{17}}{5}\) và \(\frac{{17}}{3}\) hay \(\frac{{51}}{{15}}\) và \(\frac{{85}}{{15}}\). Ta thấy \(\frac{{85}}{{15}} > \frac{{51}}{{15}}\) do đó \(\frac{{17}}{3} > \frac{{17}}{5}.\)
Bài 2:
a. Chứng minh rằng các phân số sau bằng nhau: \(\frac{{27}}{{31}};\frac{{2727}}{{3131}};\frac{{272727}}{{313131}}\)
b. So sánh hai phân số: \(\frac{{11}}{{31}}\) và \(\frac{{111}}{{311}}\).
c. Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: \(\frac{{214}}{{321}};\frac{{205}}{{321}};\frac{{214}}{{315}}\)
Giải
a. \(\frac{{2727}}{{3131}} = \frac{{27\,\,x\,\,101}}{{31\,\,x\,\,101}} = \frac{{27}}{{31}}\)
\(\frac{{272727}}{{313131}} = \frac{{27\,\,\,x\,\,\,10101}}{{31\,\,\,x\,\,\,10101}} = \frac{{27}}{{31}}\)
Vậy \(\frac{{27}}{{31}} = \frac{{2727}}{{3131}} = \frac{{272727}}{{313131}}\)
b. Ta có:
\(1 - \frac{{11}}{{31}} = \frac{{20}}{{31}}\); \(1 - \frac{{111}}{{311}} = \frac{{200}}{{311}}\)
Do \(\frac{{20}}{{31}} = \frac{{200}}{{310}} > \frac{{200}}{{311}}\) suy ra \(\frac{{111}}{{311}} > \frac{{11}}{{31}}\)
c. \(\frac{{214}}{{321}} > \frac{{205}}{{321}};\,\,\frac{{214}}{{315}} > \frac{{214}}{{321}}\) vậy \(\frac{{214}}{{315}} > \frac{{214}}{{321}} > \frac{{205}}{{321}}\)
nên được sắp xếp như sau: \(\frac{{214}}{{315}},\frac{{214}}{{321}},\frac{{205}}{{321}}\)
Bài 3: So sánh các phân số
\(\frac{8}{5},\frac{3}{4}\) và \(\frac{{19}}{{20}}\); \(\frac{2}{3},\frac{7}{{10}}\) và \(\frac{2}{5}\);
Giải
\(\frac{8}{5},\frac{3}{4}\) và \(\frac{{19}}{{20}}\) hay \(\frac{{32}}{{20}},\,\frac{{15}}{{20}}\) và \(\frac{{19}}{{20}}\)
Do đó: \(\frac{{15}}{{20}} < \frac{{19}}{{20}} < \frac{{32}}{{20}}\) hay \(\frac{3}{4} < \frac{{19}}{{20}} < \frac{8}{5}\)
\(\frac{2}{3},\frac{7}{{10}}\) và \(\frac{2}{5}\) hay \(\frac{{20}}{{30}},\frac{{21}}{{30}}\) và \(\frac{{12}}{{30}}\)
Do đó: \(\frac{{12}}{{30}} < \frac{{20}}{{30}} < \frac{{21}}{{30}}\) hay \(\frac{2}{5} < \frac{2}{3} < \frac{7}{{10}}\)
Bài 4:
a. Viết tất cả các phân số nhỏ hơn 1 có mẫu số là 212 và tử số lớn hơn 204.
b. Viết tất cả các phân số lớn hơn 1 có mẫu số là 315 và tử số lớn hơn 317 nhưng nhỏ hơn 320.
Giải
a. Các phân số nhỏ hơn 1 có mẫu số là 212 và tử số lớn hơn 204:
\(\frac{{205}}{{212}};\frac{{206}}{{212}};\frac{{207}}{{212}};\frac{{208}}{{212}};\frac{{209}}{{212}};\frac{{210}}{{210}}\) và \(\frac{{211}}{{212}}\)
b. Các phân số lớn hơn 1 có mẫu số là 315 và tử số lớn hơn 317 nhưng nhỏ hơn 320 là:
\(\frac{{318}}{{315}}\) và \(\frac{{319}}{{315}}\)
Bài 5: So sánh các phân số:
a. \(\frac{{a + 1}}{a}\) và \(\frac{{a + 3}}{{a + 2}}\) với \(a \in N,a \ne 0\)
b. \(\frac{a}{{a + 6}}\) và \(\frac{{a + 1}}{{a + 7}}\) với \(a \in N\).
Giải
a. Do tử số lớn hơn mẫu số nên các phân số \(\frac{{a + 1}}{a} > 1\) và \(\frac{{a + 3}}{{a + 2}} > 1\)
Do đó: \(\frac{{a + 1}}{a} - 1 = \frac{{a + 1 - a}}{a} = \frac{1}{a}\)
\(\frac{{a + 3}}{{a + 2}} - 1 = \frac{{a + 3 - a - 2}}{{a + 2}} = \frac{1}{{a + 2}}\)
Vì \(a \in N\) và \(a \ne 0\) nên hai phân số \(\frac{1}{a}\) và \(\frac{1}{{a + 2}}\) là hai phân số cùng tử số mà a < a + 2 nên \(\frac{1}{a} > \frac{1}{{a + 2}}\), do đó \(\frac{{a + 1}}{a} > \frac{{a + 3}}{{a + 2}}.\)
b. Do tử số nhỏ hơn mẫu số nên các phân số \(\frac{a}{{a + 6}} < 1\) và \(\frac{{a + 1}}{{a + 7}} < 1\).
Do đó:
\(1 - \frac{a}{{a + 6}} = \frac{{a + 6 - a}}{{a + 6}} = \frac{6}{{a + 6}}\)
\(1 - \frac{{a + 1}}{{a + 7}} = \frac{{a + 7 - a - 1}}{{a + 7}} = \frac{6}{{a + 7}}\)
Vì \(a \in N\) nên \(\frac{6}{{a + 6}}\) và \(\frac{6}{{a + 7}}\) là hai phân số cùng tử số mà a + 6 < a + 7 nên \(\frac{6}{{a + 6}}\)> \(\frac{6}{{a + 7}}\), do đó \(\frac{a}{{a + 6}}\)<\(\frac{{a + 1}}{{a + 7}}\)
Bài 6: So sánh các phân số
\(\frac{7}{8},\frac{4}{5}\) và \(\frac{9}{{10}}\) \(\frac{6}{7},\,\frac{{23}}{{28}}\) và \(\frac{{11}}{{41}}\)
Giải
\(\frac{7}{8},\frac{4}{5}\) và \(\frac{9}{{10}}\) hay \(\frac{{35}}{{40}},\frac{{32}}{{40}}\) và \(\frac{{36}}{{40}}\)
Do đó: \(\frac{{32}}{{40}} < \frac{{35}}{{40}} < \frac{{36}}{{40}}\) hay \(\frac{4}{5} < \frac{7}{8} < \frac{9}{{10}}\)
\(\frac{6}{7},\,\frac{{23}}{{28}}\) và \(\frac{{11}}{{41}}\) hay \(\frac{{24}}{{28}},\frac{{23}}{{28}}\) và \(\frac{{22}}{{28}}\)
Do đó: \(\frac{{22}}{{28}} < \frac{{23}}{{28}} < \frac{{24}}{{28}}\) hay \(\frac{{11}}{{14}} < \frac{{23}}{{28}} < \frac{6}{7}\)
Bài 1 SGK trang 7: Điền các dấu >, <, = thích hợp
\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
\frac{4}{{11}}...\frac{6}{{11}}{\mkern 1mu} \\
{\mkern 1mu} \frac{6}{7}...\frac{{12}}{{14}}
\end{array}\\
\begin{array}{l}
\frac{{15}}{{17}}...\frac{{10}}{{17}}{\mkern 1mu} \\
\frac{2}{3}...\frac{3}{4}
\end{array}
\end{array}\)
Giải
\(\frac{4}{{11}} < \frac{6}{{11}}\,\,;\frac{{15}}{{17}} > \frac{{10}}{{17}}\,;\frac{6}{7} = \frac{{12}}{{14}}\)
\(\begin{array}{l}
\frac{2}{3} = \frac{8}{{12}}\;\,\left( 1 \right)\\
\frac{3}{4} = \frac{9}{{12}}\left( 2 \right)
\end{array}\)
Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{2}{3} < \frac{3}{4}\)
Bài 2 SGK trang 7: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) \(\frac{8}{9};\frac{5}{6};\frac{{17}}{{18}}\)
b) \(\frac{1}{2};\frac{3}{4};\frac{5}{8}\)
Giải
a) Quy đồng mẫu số
MSC=18
\(\frac{8}{9} = \frac{{16}}{{18}};\frac{5}{6} = \frac{{15}}{{18}};\frac{{17}}{{18}}\)
Ta có: \(\frac{{15}}{{18}} < \frac{{16}}{{18}} < \frac{{17}}{{18}}\) nên \(\frac{5}{6} < \frac{8}{9} < \frac{{17}}{{18}}\) hoặc \(\frac{5}{6};\frac{8}{9};\frac{{17}}{{18}}\)
b) Quy đồng mẫu số:
MSC = 8
\(\frac{1}{2} = \frac{4}{8};\frac{3}{4} = \frac{6}{8};\frac{5}{8}\)
Ta có: \(\frac{4}{8} < \frac{5}{8} < \frac{6}{8}\) nên \(\frac{1}{2} < \frac{5}{8} < \frac{3}{4}\) hoặc \(\frac{1}{2};\frac{5}{8};\frac{3}{4}\)
Bài 1 SGK trang 7 (So sánh phân số tiếp theo):
a) Điền các dấu >, <, = vào ô trống:
\(\frac{3}{5}...1\) \(\frac{2}{2}...1\) \(\frac{9}{4}...1\) \(1...\frac{7}{8}\)
b) Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
Giải
a) \(\frac{3}{5} < 1;\frac{2}{2} = 1;\frac{9}{4} > 1;1 < \frac{7}{8}\)
b)
Bài 2 SGK trang 7 (So sánh phân số tiếp theo):
a) So sánh các phân số
\(\frac{2}{5}\) và \(\frac{2}{7}\) \(\frac{5}{9}\) và \(\frac{5}{6}\) \(\frac{11}{2}\) và \(\frac{11}{3}\)
b) Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số
Giải
a) \(\frac{2}{5} > \frac{2}{7};\,\frac{5}{9} < \frac{5}{6};\,\,\frac{{11}}{{12}} > \frac{{11}}{3}\)
b) Trong hai phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn phân số kia
Bài 3 SGK trang 7 (So sánh phân số tiếp theo): Phân số nào lớn hơn?
a) \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{5}{7}\)
b) \(\frac{2}{7}\) và \(\frac{4}{9}\)
c) \(\frac{5}{8}\) và \(\frac{8}{5}\)
Giải
a) \(\frac{3}{4} = \frac{{21}}{{28}};\,\,\frac{5}{7} = \frac{{20}}{{28}}\)
Ta có \(\frac{{20}}{{28}} < \frac{{21}}{{28}}\) nên \(\frac{3}{4} > \frac{5}{7}\)
b) \(\frac{2}{7} = \frac{4}{{14}} < \frac{4}{9}\)
c) Ta có: \(\frac{5}{8} < 1;\frac{8}{5} > 1\)
Do đó: \(\frac{5}{8} < \frac{8}{5}\)
Bài 4 SGK trang 7 (So sánh phân số tiếp theo): Mẹ có một số quả quýt. Mẹ cho chị \(\frac{1}{3}\) số quả quýt đó, cho em \(\frac{2}{5}\) số quả quýt đó. Hỏi ai được mẹ cho nhiều quýt hơn?
Giải
Quy đồng mẫu số:
\(\frac{1}{3} = \frac{5}{{15}};\frac{2}{5} = \frac{6}{{15}}\)
Vì \(\frac{6}{{15}} > \frac{5}{{15}}\) nên \(\frac{3}{5} > \frac{1}{3}\)
Vậy em được mẹ cho nhiều quýt hơn.
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK