Soạn bài: Trau dồi vốn từ (Siêu ngắn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 99 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tác giả muốn nói rằng tiếng Việt của chúng ta có khả năng đap ứng mọi nhu cầu giao tiếp chỉ là chúng ta có biết làm giàu và đẹp tiếng Việt hay không

Câu 2 (trang 100 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

a, Lỗi dùng từ: Thắng cảnh là đẹp rồi nên không cần dùng thêm từ đẹp

b, Lỗi dừng từ “dự đoán”. Dự đoán nhưng sự việc ở tương lai. Đây nên dùng từ “phỏng đoán”

c, Không sử dụng từ “đẩy mạnh” mà sử dụng từ “mở rộng”

    ⇒Muốn phát huy khả năng của tiếng Việt , mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, phải biết sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn đúng hoàn cảnh, kết hợp đúng nghĩa của từ

Câu 1 (trang 101 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Hậu quả: kết quả xấu.

- Đoạt: chiếm được phần thắng.

- Tinh tú: sao trên trời.

Câu 2 (trang 101 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

a,

    + Tuyệt chủng: không còn chủng loại, giống loài.

    + Tuyệt giao: không còn quan hệ ngoại giao.

    + Tuyệt tự: không còn người nối dõi.

    + Tuyệt thực: nhịn ăn.

    + Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất.

    + Tuyệt mật: rất bí mật.

    + Tuyệt trần: nhất trên đời.

b,

    + Đồng âm: cùng giống nhau về âm.

    + Đồng bào: cùng môt bọc, dòng giống.

    + Đồng bộ: các bộ phận khớp với nhau một cách nhịp nhàng.

    + Đồng chí: cùng chung chí hướng.

    + Đồng môn: cùng học với nhau.

    + Đồng niên: cùng tuổi tác.

    + Đồng thoại: Truyện dành cho trẻ em.

    + Đồng giao: Câu hát đồng dào cho trẻ em.

Câu 3 (trang 102 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

    - a. Dùng chưa chính xác từ im lặng. Từ này thường để chỉ người. Nên thay thế bằng vắng lặng, yên tĩnh.

    - b. Dùng sai từ thành lập. Từ này chỉ dùng cho việc xây dựng một tổ chức, một nhà nước. Nên thay bằng từ thiết lập.

    - c. Dùng sai từ cảm xúc. Từ này thường dùng như một danh từ hoặc động từ, không dùng như một tính từ. Nên thay bằng cảm động, cảm phục.

Câu 4 (trang 102 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Muốn nói được những lời hay cần học hỏi những ngôn ngữ đẹp trong lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ hàng ngày. Thời đại mới, khoa học kĩ thuật có thể thay thế cho kinh nghiệm cổ truyền nhưng vẻ đẹp tục ngữ, ca dao thì vẫn còn mãi, vì nó là vẻ đẹp của trí tuệ, tâm hồn, của ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, ...

Câu 5 (trang 103 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân:

    - Chú ý quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh.

    - Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.

    - Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe được để vận dụng, tra cứu thêm…

    - Tập sử dụng từ ngữ mới trong những hoàn cảnh thích hợp.

Câu 6 (trang 103 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Lựa chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống:

    - a. Đồng nghĩa với cứu cánh là mục đích cuối cùng.

    - b. Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu.

    - c. Trình bày nguyện vọng lên cấp trên là đề bạt.

    - d. Hoảng đến mức mất trí là hoảng loạn.

    - e. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

Câu 7 (trang 103 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

a.

    - Nhuận bút: tiền trả cho tác giả công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng

    - Thù lao: trả công cho người lao động đã làm việc.

b.

    - Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì.

    - Trắng tay: bị mất hết tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì.

c.

    - Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng việc để có một nhận định chung.

    - Kiểm kê: kiểm lại từng cái để xác định số lượng chất lượng.

d.

    - Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết.

    - Lược thuật: kể, trình bày tóm tắt.

Câu 8 (trang 104 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

    - Từ ghép có yếu tố cấu tạo giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau: đấu tranh - tranh đấu, thương yêu - yêu thương, tình nghĩa - nghĩa tình, chờ đợi - đợi chờ, triển khai - khai triển, màu sắc - sắc màu …

    - Từ láy có yếu tố cấu tạo giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau: dào dạt - dạt dào, xác xơ - xơ xác, nhớ nhung - nhung nhớ, thiết tha - tha thiết, đau đớn - đớn đau, khát khao - khao khát, phất phơ - phơ phất, ngất ngây - ngây ngất,…

Câu 9 (trang 104 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

    - Bất (không, chẳng): bất đồng, bất diệt, ...

    - Bí (kín): bí mật, bí danh, ...

    - Đa (nhiều): đa cảm, đa tình, ...

    - Đề (nâng, nêu ra): đề nghị, đề bạt, ...

    - Gia (thêm vào): gia nhập, gia hạn, gia cố ...

    - Giáo (dạy bảo): giáo huấn, giáo dục, ...

    - Hồi (về, trở về) : Hồi xuân, khứ hồi

    - Khai (mở, khơi): Khai xuân, khai trương, khai bút

    - Quảng (rộng, rộng rãi) : quảng cáo, quảng bá

    - Suy (sút kém): suy nhược, suy giảm

    - Thuần (không pha tạp): thuần chủng

    - Thủ ( đầu tiên, người đứng đầu): thủy thủ, thủ lĩnh

    - Thủy (nước): sơn thủy

    - Tư (riêng): tư tình, tư hữu

    - Trữ (cất, chứa): cất trữ, trữ lượng

    - Vô (không, không có) : Vô tình, vô vọng

    - Yếu (quan trọng): Thiết yếu, yếu điểm

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK