Với bài Thuật ngữ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1, .com xin gửi đến các bạn bài soạn Thuật ngữ ngay sau đây. Cùng tìm hiểu để giải được bài tập trong sách giáo khoa các bạn nhé!
Xem thêm Soạn bài Khởi ngữ
Cách giải thích nghĩa của hai từ "nước" và "muối":
- Cách giải thích thứ nhất: Đây là cách giải thích theo nghĩa gốc, nghĩa thông thường của hai cụm từ "nước" và "muối"
Quan sát từ những dấu hiệu để nhận biết bằng các giác quan, khẳng định đây là sự vật tồn tại trong tự nhiên
- Cách giải thích thứ hai: Đây chính là thuật ngữ. Hai từ "nước" và "muối" ý chỉ từ ngữ về chuyên ngành khoa học, chỉ có những người cũng am hiểu về khoa học mới có thể hiểu được nghĩa của từ này. Ngoài ra, nó khác với cách giải thích thứ nhất ở chỗ: cách giải thích thứ nhất nêu ra các dấu hiện nhận biết đặc trưng ở bên ngoài, cái mà ai cũng có thể thấy và nhận biết được còn cách giải thích thứ hai thiên về những tính chất bên trong, phải là người có chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực mới có thể hiểu hết được.
Bốn cụm từ: thạch nhũ, Ba zơ, ẩn dụ, phân số thập phân đều là những thuật ngữ chuyên ngành của các môn lần lượt là Địa lí, Hóa học, Ngữ văn và Toán học
Những thuật ngữ trên chủ yếu dùng trong văn bản khoa học và công nghệ.
Hai thuật ngữ đều thể hiện một ý giống nhau và có nghĩa giống nhau
- Từ muối trong câu (a) – Muối là một tập hợp chất có thể hòa tan trong nước – là nghĩa thuật ngữ, chỉ có một nghĩa.
- Từ muối thứ hai trong câu (b) (Tay nâng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau) là từ thông thường ở đây được dùng theo sắc thái biểu cảm (gợi lên nỗi vất vả đã nếm trải).
Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học để điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống và xác định mỗi thuật ngữ được điền vào thuộc lĩnh vực khoa học nào.
- Lực (Vật lí)
- Xâm thực (Địa lí)
- Hiện tượng hóa học (Hóa học)
- Di chỉ (Lịch sử)
- Thụ phấn (Sinh học)
- Lưu lượng (Địa lí)
- Trọng lực (Địa lí)
- Khí áp (Địa lí)
- Thị tộc phụ hệ (Lịch sử)
- Đường trung trực (Toán học)
Nghĩa của từ điểm tựa:
- Thuật ngữ điểm tựa trong vật lí: điểm cố định của một đòn bẩy, qua đó lực tác động được truyền tới lực cản
- Thuật ngữ điểm tựa trong câu văn: có nghĩa là một chỗ dựa đáng tin cậy, mang theo trách nhiệm, trọng trách
Do đó, từ điểm tựa trong ý văn này không phải thuật ngữ Vật lí mà được sử dụng trên tư cách là một ngôn ngữ nghệ thuật trong văn chương.
- Trường hợp a: Từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ "Nước tự nhiên ở sông, hồ, ao, biển,… là một hỗn hợp"
- Trường hợp b: Được dùng theo nghĩa phổ thông, nghĩa thông thường: "Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục"
- Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường:
Dùng hỗn hợp phân chuồng và phân hóa học thì tốt hơn dùng riêng rẽ.
Theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo và có thể kể thêm cá sấu), cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
Đây là thuật ngữ "cá" trong sinh học: là một động vật sống ở dưới nước, có xương sống, bơi bằng vây, thở bằng mang
Thuật ngữ "thị trường" vừa thuộc ngành kinh tế học, vừa thuộc bộ môn Vật lí
- Đối với ngành kinh tế học: thị trường là nơi hàng hóa được tiêu thụ, mua bán, trao đổi
- Đối với môn Vật lí: thị trường là không gian mà mắt có thể quan sát được
Như vậy, đây chính là hiện tượng đồng âm nhưng lại khác nghĩa. Hai thuật ngữ giống nhau có thể cùng tồn tại trong những chuyên ngành khác nhau, mang những nét nghĩa và nội hàm khác nhau tùy theo trường không gian mà chúng thể hiện.
Thông qua phần soạn bài Thuật ngữ, .com hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK