Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Vài nét về cuộc đời
- Tản Đà (1889-1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Hà Tây, nằm bên bờ sông Đà, gần chân núi Tản Viên
- Xuất thân trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học mới bắt đầu nên con người ông kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn "Người của hai thế kỉ" (Hoài Thanh)
- Sự nghiệp sáng tác:
- Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX và là người của hai thế hệ (Nho học và Tây học) khi thơ văn của ông có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại.
- Phong cách của Tản Đà được gói gọn trong ba chữ : sầu - mộng - ngông.
- Các tác phẩm chính:
- Khối tình con I,II (thơ, 1916 - 1918)
- Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ (luận thuyết - 1918)
- Giấc mộng con I,II (Truyện phiêu lưu viễn tưởng, 1916, 1932)
- Thơ Tản Đà (1925)
- Còn chơi (Thơ và văn xuôi, 1921)
- Giấc mộng lón (Tự truyện - 1928)...
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích từ tập "Còn chơi"
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện cái tôi ngông của tác giả cũng như nỗi ngậm ngùi cho cảnh ngộ bản thân nói riêng và văn nghệ sĩ đương thời nói chung
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Lí do và thời điểm nhân vật trữ tình hầu trời
- Tình huống:
- Trong đêm: Tiếng ngâm thơ vang cả sông Ngân Hà → trời mất ngủ ⇒ cho mời nhà thơ hầu trời
- Cách vào đề: dùng cách nói phủ định: không mơ màng, chẳng phải hoảng hốt
- Bốn câu khẳng định: Thật hồn...
→ vưa tạo cảm giác đây là cột câu chuyện không có thật (mơ), vừa tạo được niềm tin rằng đây là câu chuyện có thật ⇒ cách vào đề thật độc đáo và có duyên, tạo không khí li kì, hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người đọc
b. Nhân vật thi sĩ hầu chuyện với nhà vua
- Quang cảnh tiên giới lộng lẫy trang nghiêm
* Thi sĩ đọc thơ cho trời và chư tiên nghe
- Không khí ở nhà trời với cách đón tiếp (để ghế cho ngồi, pha nước cho uống, chư tiên im lặng hai bên)→ rất phù hợp với buổi đọc thơ
- Thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc "đương cơn đắc ý đọc đã thích", "văn dài hơi tốt ran cung mây", "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay", "Chửa biết con in ra mấy mươi?", "Văn đã giàu thay, lại lắm lối"...
- Chư tiên và nhà trời vừa xúc động, tán thưởng, hâm mộ: "Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi", "Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày", "Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng", "Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay"......
- Khen một cách nhiệt thành "văn thật tuyệt", "Nhời văn chuốc đẹp như sao băng", "Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng, tinh như sương! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!"
→ Cái tôi của Tản Đà ngông nghênh, độc đáo, cá tính, lãng mạn.
- Ý thức rõ về tài năng thơ văn của mình
- Tìm tri kỉ ở tận cõi trời → khao khát đươc khẳng định tài năng trước cuộc đời.
- Tư tưởng thoát li mang màu sắc lãng mạn
* Thi sĩ giới thiệu về mình
- Họ - tên, quê sông Đà, núi Tản nước Nam Việt → ý thức cá nhân, dân tộc đậm nét
- Thân thế: Một vị trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông
- Thiên chức: Truyền bá thiên lương, làm hưng thịnh ở hạ giới → cao cả, tốt đẹp
⇒ Ý thức trách nhiệm và khát khao được gánh vác việc đời
* Thi nhân nói về tình cảnh của kẻ theo đuổi nghề văn
- Nghề văn cũng là một nghề kiếm sống nhưng bèo bọt
- Cuộc sống cơ cực, nghèo khó, không tất đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, bị o ép nhiều chiều
- Giọng thơ chua chát, xót xa
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Bài thơ Hầu trời của Tản Đà đã bộc lộ cái tôi cá nhân, một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình; và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
-
Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, giản dị không cách điệu, ước lệ.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.
Ví dụ
Đề: Lói kể chuyện bình dân cùng giọng khôi hài đã được nhà thơ sử dụng như thế nào và đạt hiệu quả ra sao trong bài hầu trời?
Gợi ý làm bài
- Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng rất đắc lối kể chuyện "bình dân" và giọng khôi hài:
- Giọng kể hào hứng, quan hệ thân mật, suồng sã giữa nhân vật trữ tình với chư tiên được tô đậm (chư tiên gọi nhân vật trữ tình là anh)
- Những từ nôm na, bình dị được đặt một cách tự nhiên trong các câu thơ mang ngữ điệu nói, nét ngộ nghĩnh trong điệu bộ của Trời và chư tiên được chú ý khắc họa...
→ Lói kể và giọng điệu nói trên đã tạo nên vẻ đẹp dân giã, tự nhiên, sống động tươi tắn, trẻ trung của tác phẩm.
3. Soạn bài Hầu trời
Hầu Trời của Tản Đà là một bài thơ được Tản Đà viết theo thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi một khuôn mẫu nào. Bài thơ là tiếng nói đầy ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thông qua câu chuyện hầu Trời. Để trả lời được các câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Hầu trời.
4. Một số bài văn mẫu về Hầu trời
Tản Đà là một nhà thờ đặc biệt khi cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương của ông đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh). Thơ văn của ông chinh phục khan giả bởi một điệu tâm hồn mới mẻ, với sự hiện diện của “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa ngông nghênh phới đời, vừa cảm thương ưu ái. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo và tài hoa. Thơ văn của ông có thể xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại văn học dân tộc: Trung đại và hiện đại. Bài thơ “Hầu trời” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho điều ấy. Để có thể phân tích cũng như nêu cảm nghĩ về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây: