Trang chủ Lớp 11 Ngữ văn Lớp 11 SGK Cũ Tuần 13 Ngữ Văn 11 Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) - Ngữ văn 11

Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

a. Các phương tiện diễn đạt

  • Về từ vựng
    • Rất phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có một lớp từ dành riêng
      • Tin tức: sử dụng danh từ riêng
      • Phóng sự: sử dụng nhiều từ chỉ hình ảnh có trong đời sống hoặc ở một địa phương nhất định
      • Bình luận thời sự: dùng nhiều từ ngữ có sắc thái chính trị
      • Tiểu phẩm: sử dụng ngôn ngữ nhân vật
  • Về ngữ pháp
    • Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác
    • Câu ngắn trong tin vấn, câu dài trong bình luận, nhưng cũng có câu ngắn với lời nói hằng ngày trong tiểu thuyết.
  • Về các biện pháp tu từ
    • sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài...
      • Ở dạng nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, chuẩn mực
      • Ở dạng viết, chú ý cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh

b. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

  • Tính thông tin thời sự
    • Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội (thời gian, địa điểm, đối tượng, sự việc diễn ra....)
    • Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy
  • Tính ngắn gọn
    • Lời văn báo phải ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu là tin vắn, tin nhanh, tin quảng cáo. Phóng sự, bình luận có thể viết dài, song không quá chiều dài ba trang báo. Báo dài thường có tóm tắt in đậm ở đầu đề.
  • Tính sinh động, hấp dẫn
    • Thể hiện nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của bạn đọc
    • Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Để hiểu về phong cách ngôn ngữ báo chí, các em có thể tham khảo bài soạn Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo).

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK