Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) Soạn bài Các phương châm hội thoại ( tiếp ) - Soạn văn lớp 9

Soạn bài Các phương châm hội thoại ( tiếp ) - Soạn văn lớp 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ

Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại mà mỗi người nói một đường, không ăn khớp với nhau, không hiểu nhau.

Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như thế thì con người sẽ không giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội sẽ rối loạn, lung tung.

Như thế, khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài,tránh nói lạc đề.

II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

1. Trong tiếng Việt, thành ngữ “dây cà ra dây muống” chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. Còn thành ngữ “lúng búng như ngậm hột thị” chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.

Những cách nói ấy khiến người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. Từ đó cuộc giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.

Như thế, khi giao tiếp cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.

2. a) Ông khách có sự hiểu lầm như vậy vì cậu bé đã dùng câu rút gọn tạo nên một sự mơ hồ.

Lẽ ra cậu bé phải trả lời:

Thưa bác, bố cháu về quê rồi. Hay: Thưa bác, bố cháu đã về quê. Bố cháu có để lại mảnh giấy cho bác nhưng cháu làm cháy mất rồi.

Cách nói đầy đủ nêu trên ngoài tác dụng làm cho nội dung câu nói rõ ràng, tránh được mơ hồ còn thể hiện được sự lễ độ của người nói đối với người nghe.

Như thế, khi giao tiếp cần chú ý tránh cách nói mơ hồ.

III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ

1) Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Ông lão ăn xin và câu bé đều không có của cải tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cầm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một con người dã già, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, áo quần tả tơi, cậu bé đã không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh hay có lời lẽ thiếu lịch sự. Trái lại, cậu đã có thái độ và lời nói rất mực cung kính, chân thành thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cậu bé đến người khác, dù họ  hoàn cảnh bần cùng.

Như thế, trong giao tiếp, dù người đối thoại có địa vị xã hội và hoàn cảnh như thế nào đi nữa, thì người nói vẫn phải chú ý có cách nói tôn - trọng đối với người đó. Không nên vì thấy họ nghèo khó, thấp kém mà có những lời lẽ khinh miệt, thiếu lịch sự.

IV. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1. Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, ông cha khuyên dạy chúng ta điều gì? Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.

Ba câu tục ngữ, ca dao đó đề cao vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời ăn tiếng nói lịch sự, nhã nhặn.

Năm câu tục ngữ, có nội dung tương tự là:

-                              Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

                         Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

-                              Vàng thì thử lửa thử than

                  Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

-                        Chẳng được miếng thịt miếng xôi

                 Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

-                Một lời nói quan tiền thúng thóc

                 Một lời nói dùi đục cẳng tay.

-                Một câu nhịn là chín câu lành.

Bài tập 2. Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm hội thoại nào? Cho ví dụ.

Biện pháp tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là biện pháp nói giảm và nói tránh.

Ví dụ: Dùng từ “đi”, “khuất núi” để thay cho từ "chết" , từ “vướng” thay

“rớt”, “trượt”: Bạn bị vướng một môn.

Bài tập 3

a)   Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.

b)   Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.

c)   Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.

d)   Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

e)   Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.

Bài tập 4. Đôi khi người ta phải dùng những cách diễn đạt như thế vì :

a)   Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nối phải dùng cách nói: nhân tiện dây xin hỏi.

b)   Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đố, người nói phải nói một điều mà người đổ nghĩ là sẽ đụng chạm đến thể diện của người đôi thoại. Để giảm nhẹ sự đụng chạm, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự, người nói phải dừng cách nói: cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng..., xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi củng phải thành thực mà nói là...

c)  Để báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó, người nói phải dừng cách nói: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi.

Bài tập 5 : Giải thích nghĩa các thành ngữ và phương châm hội thoại của các thành ngữ đó.

-    Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự).

-   Nói như đấm vào tai: Nói mạnh, nghịch tai, khó tiếp nhận (phương

châm lịch sự).

-   Điều nặng tiếng nhẹ: Nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).

 Nửa úp nửa mở: Kiểu thái độ mập mờ, khó hiểu, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức).

-   Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự).

-   Đánh trống lảng: Nói lảng ra, nói né tránh một việc nào đó, hoặc một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang quan tâm trao đổi (phương châm quan hệ).

Nói như dùi đục chấm mắm: Nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK