Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
- Nguyễn Khuyến: Quê ở Quế Sơn, sinh tại Nam Định nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở Yên Đổ, huyện Lục Bình, tỉnh Hà Nam.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. từ năm 1864 đến 1871 ông đỗ đầu hết cả ba kì thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông làm quan chỉ 10 năm, phân lớn cuộc đời ông dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
- Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp
- Đóng góp nổi bật của ông cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
- Tác phẩm: hiện còn hơn 800 bài cả chữ Hán và chữ Nôm gồm thơ, văn, câu đối, nhưng chủ yếu là thơ.
- Nội dung sáng tác:
- Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè
- Phản ánh cuộc sống của những con người cực khổ, thuần hậu, chất phác
- Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị
- Bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Nằm trong chùm thơ mùa thu gồm ba bài của nhà thơ Nguyễn Khuyến
- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hai câu đề:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"
- Khung cảnh: ao thu, chiếc thuyền câu → hình ảnh bình dị, gần gũi với quê hương
- Không gian mùa thu không mở ra bát ngát mà thu hẹp lại trên một ao thu rồi đến một chiếc thuyền câu đã bé lại càng bé hơn như muốn thu mình vào cảnh "bé tẻo teo"
- Điểm nhìn đi từ cái nhìn bao quát đến cận cảnh: từ ao thu đến chiếc thuyền câu
- Đường nét, sắc thái tinh tế của cảnh thu được bộc lộ qua các từ ngữ: "lạnh lẽo", " trong veo", "tẻo teo" → cảnh thu cảnh thu vắng, lạnh, có chút đìu hiu
⇒ Cảnh thu hiện lên hết sức quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ Việt nhưng lại đìu hiu, vắng, lạnh và cái lạnh dường như thấm cả không gian. Phải chăng cái lạnh của không gian cũng là cái lạnh của lòng người
b. Hai câu thực:
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"
- Sắc màu: màu xanh biếc của sóng nước và sắc vàng của lá hòa thành màu sắc kì diệu của mùa thu
- Đường nét: gió thu thoáng nhẹ, sóng gợn nhẹ nhàng, lá bay khẽ khàng → tô đậm thêm cái tĩnh lặng của mùa thu
- Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh
⇒ Phác họa mùa thu với màu sắc hài hòa, không gian tĩnh lặng với bao nhiêu cử động mà vẫn im lìm, mỏng manh, nhỏ nhẹ ⇒ phải có sự hòa điệu với thiên nhiên nhà thơ mới cảm nhận được những rung động mơ hồ của vạn vật, đât trời.
c. Hai câu luận:
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"
- Điểm nhìn mở ra cao rộng và sâu thẳm hơn: "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt", "ngõ trúc quanh co"
- Từ "trời xanh ngắt" → mùa thu thêm lắng đọng, thêm tĩnh lặng hơn.
- Không gian: tĩnh, vắng người, vắng tiếng, gần như tim lặng tuyệt đối.
⇒ Cảnh thu đặp với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong khoảnh khắc, không người, không tiếng động...Phải chăng cảnh thu đã được vẽ nên bởi bao vương mang cảm nhận, tâm trạng riêng của thi nhân.
d. Hai câu kết
"Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
- Cái tôi trữ tình của nhà thơ - người câu cá xuất hiện cới trạng thái: "tựa gối", "buông cần" → một sự chờ đợi mỏi mòn trong vắng lặng mênh mông ⇒ tư thế chứa đựng bao tâm sự thầm kín của thi nhân trước thời thế
- Tiếng cá "đớp động" dưới chân bèo → lấy động tả tĩnh → sự tĩnh lặng trong tâm hồn của thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc và dường như tuyệt đối bởi không gì tĩnh lặng đến mức nhà thơ có thể nghe được tiếng cá đớp mồi câu dưới chân bèo
- Từ "đâu" có hai cách hiểu → Đâu là phủ định hay đâu là phiếm định hay nghi vấn → gợi nên sự mơ hồ của cảnh, tạo nên không khí ảo diệu của mùa thu và cho ta thấy được thái độ tĩnh tại trong tâm hồn của thi nhân
⇒ Bức tranh thu yên ả, vắng lặng và tĩnh lặng đến mức tuyệt đối. Phải chăng, thi nhân phải có một tâm hồn nhạy cảm mới có thể có được những quan sát tinh tế trong mối giao hòa với thiên nhiên ⇒ Thể hiện tình yêu đối với thiển nhiên, với quê hương và thái độ không màng danh lợi nhưng vẫn ưu tư thời cuộc.
Ví dụ
Đề: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Gợi ý làm bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn khuyến (chọn những nét tiêu biểu, đặc sắc)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Câu cá mùa thu
b. Thân bài:
Làm rõ hai nội dung chính: cảnh thu và tình thu:
- Cảnh thu: đặc trưng cho làng cảnh Việt Nam
- Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu: Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi trở về ao thu va thuyền câu → không gian và cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động
- Cảnh thu được miêu tả qua màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng; qua đường nét: sóng hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co
- Không gian mùa thu là một khoảng không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng. Các chuyển động trong bài thơ đều rất nhẹ, rất khẽ, dường như không đủ sức để tạo âm thanh. Cuối bài thơ có tiếng đớp động của cá nhưng âm thanh ấy cũng chỉ làm tăng thêm sự yên lặng tĩnh mịch của cảnh vật. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự diệu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật, hòa sắc tạo thành các điệu xanh. Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co
→ Bức tranh thu đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn mang cái hồn dân dã của miền quê đồng bằng Bắc Bộ của làng cảnh Việt Nam
- Tình thu tha thiết được thể hiện trong bài thơ:
- Bài thơ nói chuyện đi câu mà thực ra nhân vật trữ tình không chú ý đến việc câu cá. Câu cá chỉ là duyên cớ để nhân vật trữ tình đón nhận không khí thu, cảnh thu vào lòng mình
- Tâm hồn nhà thơ tĩnh lặng, cô quạnh, uẩn khúc. Cái se lạnh của trời thu cảnh thu, ao thu là cái lạnh của tâm hồn thi nhân lan tỏa ra ngoài cảnh vật
- Dáng khẽ đưa vèo của lá dường như lạc lõng trước không gian tĩnh mịch cũng như sự chóng vánh thay đổi thời thế của đất nước, và thế ngồi câu cá của nhân vật trữ tình dường như đã cụ thể hóa tâm tư bất lực trước thời thế đất nước
→ Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc
c. Kết bài
- Khẳng định, nhấn mạnh những nét đặc sắc của cảnh thu và tình thu đã được thể hiện qua bài thơ
- Nêu cảm xúc của cá nhân.
3. Soạn bài Mùa thu câu cá
Câu cá mùa thu (Thu điếu) là một bài thơ nằm trong chùm thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Để nắm được chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Câu cá mùa thu.
4. Một số bài văn mẫu bài thơ Mùa thu câu cá
Mùa thu câu cá với hình ảnh của làng quê Bắc Bộ khi tiết trời vào thu với cái se lạnh của gió, sự tình lặng của cảnh vật. Cảnh thu trong bài thơ Thu điếu đã thu hút người đọc người nghe bởi cái âm điệu riêng biệt đó. Để cảm nhận được rõ hơn những nét đẹp ấy, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau: