Ôn tập phần làm văn - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập về văn thuyết minh

a. Đặc điểm

  • Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.

b. Mục đích

  • Giúp người đọc có thêm tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng.

c. Phương pháp thuyết minh

  • Nêu định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, dùng số liệu,…

d. Tính chuẩn xác

  • Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
  • Thu thập đầy đủ tài liệu về vấn đề cần thuyết minh.
  • Chú ý đến thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin một cách kịp thời.

e. Tính hấp dẫn

  • Đưa chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác để bài văn không trừu tượng.
  • So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc.
  • Sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt.
  • Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

f. Dàn ý chung

  • Mở bài:
    • Nêu đề tài thuyết minh.
    • Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
  • Thân bài:
    • Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì)?
    • Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh?
  • Kết bài: Nhấn lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.

g. Mục đích tóm tắt 

  • Để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh.
  • Để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh.

h. Yêu cầu tóm tắt 

  • Rõ ràng, chính xác, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc

i. Cách thức tóm tắt

  • Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.
  • Bước 2: Đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
  • Bước 3: Tìm bố cục của văn bản.
  • Bước 4: Viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt. 

1.2. Ôn tập về văn tự sự

a. Đặc điểm

  • Trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

b. Mục đích

  • Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ, tình cảm.

c. Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

  • Bước 1: xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
  • Bước 2: dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau).
  • Bước 3: triển khai sự việc bằng một số chi tiết.

d. Dàn ý chung

  • Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…)
  • Thân bài:
    • Trình bày những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
    • Trong khi kể, người kể cần kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm cảm thái độ trước sự việc, con người.
  • Kết bài: Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

e. Mục đích tóm tắt

  • Hiểu ý nghĩa và đánh giá văn bản.
  • Để ghi chép tài liệu nhằm kể lại hoặc minh họa ý kiến nào đó.

f. Yêu cầu tóm tắt 

  • Tóm tắt được nội dung cơ bản của văn bản hoặc nhân vật chính.
  • Đáp ứng được yêu cần cơ bản của văn bản tự sự (trung thành với văn bản gốc).

g. Cách thức tóm tắt

  • Bước 1: Xác định mục đích tóm tắt.
  • Bước 2: Đọc văn bản để xác định nhân vật chính, đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác và diễn biến sự việc trong cốt truyện.
  • Bước 3:  Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình để giới thiệu nhân vật, nêu rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến cốt truyện.
  • Bước 4: Kiểm tra và sửa chữa VB tóm tắt cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt.

1.3. Ôn tập về văn nghị luận

a. Đặc điểm

  • Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

b. Mục đích

  • Thuyết phục mọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu.

c. Cấu tạo của lập luận

  • Gồm:
    • Luận điểm: vấn đề được đưa ra để bàn bạc.
    • Luận cứ: những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn.
    • Luận chứng: những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.

d. Các thao tác nghị luận

  • Phân tích, diễn dịch, tổng hợp, so sánh, quy nạp, bác bỏ, bình luận.

e. Dàn ý chung

  • Mở bài:
    • Dẫn dắt, nêu và giới hạn vấn đề.
    • Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
    • Có thể khẳng định, nêu câu hỏi, đưa lời nhận định...để dẫn dắt vấn đề.
  • Thân bài:
    • Triển khai các luận điểm theo trình tự hợp lí và thuyết phục.
    • Cách sắp xếp luận điểm, luận cứ tùy thuộc vào vấn đề nghị luận và dụng ý của người viết.
  • Kết bài: Kết lại vấn đề, mở rộng ý nghĩa để người đọc suy ngẫm.

1.4. Cách viết kế hoạch cá nhân và viết quảng cáo

a. Kế hoạch cá nhân

b. Viết quảng cáo

2. Soạn bài Ôn tập phần làm văn

Để nắm được những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập phần làm văn.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK