Tóm tắt văn bản thuyết minh - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh

  • Mục đích: Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của văn bản đó
  • Yêu cầu: Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc

1.2. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh

Câu 1: Đọc và tóm tắt văn bản sau

Ngữ liệu SGK trang 69

  • Gợi ý:

a. Trước hết hãy đọc kĩ văn bản và xác định:

  • Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?
    • Văn bản Nhà sàn thuyết minh về ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi quen thuộc của bộ phận khá lớn người miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á.
  • Đại ý của văn bản là gì?
    • Đại ý của văn bản: thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của ngôi nhà sàn

b. Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì?

  • Có thể chia văn bản trên thành 3 đoạn
    • Đoạn 1: Từ đầu đến "văn hóa cộng đồng": Định nghĩa về nhà sàn và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn
    • Đoạn 2: Tiếp theo đến "..là nhà sàn": Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn
    • Đoạn 3: còn lại: Đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay.

c. Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu

  • Gợi ý:

Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với những mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sử dụng vào những mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, vừa phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu vừa giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã và đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch

Câu 2: ANh (chị) hãy nêu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh

  • Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh: 
    • Xác định mục đích và yêu cầu tóm tắt
    • Đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh
    • Tìm bố cục văn bản
    • Viết tóm lược các ý chính để hoàn thành văn bản tóm tắt

Ví dụ

Đề: Đọc phần Tiểu đẫn về tác phẩm Đại cáo bình Ngô (Ngữ văn 10, tập hai, trang 16) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản

b. Tìm bố cục của văn bản

Gợi ý làm bài

a. Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Đại cáo bình Ngô: Nói rõ hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô, thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể cáo và kết cấu tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.

b. Bố cục của văn bản:

  • Mở bài: từ đầu đến "riêng của Nguyễn Trãi" → Nêu lên hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô
  • Thân bài: tiếp theo đến "gợi cảm" → Thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể cáo và và tác phẩm Đại cáo bình Ngô
  • Kết bài: đoạn còn lại → Nêu bố cục của văn bản Đại cáo bình Ngô

3. Soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh

Để có thể nắm chắc hơn kiến thức về văn thuyết minh, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tóm tắt văn bản thuyết minh.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK