Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Khái quát về thể loại sử thi dân gian: Gồm 2 loại:
- Sử thi thần thoại: Đi vào đề tài chính của thần thoại như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa..
- Sử thi anh hùng:
- Nội dung: miêu tả nghề nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
- Nhân vật: là những anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện
- Nghệ thuật: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ trần thuật của người kể sử thi, các biện pháp tu từ so sánh, phóng đại... góp phần tạo nên âm hưởng hùng tráng của thể loại
b. Sử thi anh hùng "Đăm Săn"
- Thể loại: Sử thi anh hùng ca
- Tóm tắt:
- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ Nhị và trở thành một tù trưởng giàu có, hùng mạnh.
- Đăm Săn đánh thắng các tù trưởng độc ác, giành lại vợ, đem lại sự giàu có và uy danh cho mình và cho cộng đồng.
- Đăm Săn khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi tập tục XH nhưng thất bại. Đăm Săn cháu tiếp bước.
c. Đoạn trích
- Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, đoạn trước kể về việc Đăm Săn đánh nhau với Mtao Grư để cứu Hơ Nhị; đoạn tiếp theo, Đăm Săn và dân làng đi chặt cây Smuk
- Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Cuộc chiến giữa hai tù trưởng: (từ "Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên ... cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường)
- Phần 2: Cảnh Đăm Săn cùng các nô lệ trở về làng sau chiến thắng. (từ “Ơ nghìn chim sẻ” đến “rồi vào làng”)
- Phần 3: Cảnh nhà Đăm Săn ăn mừng chiến thắng. (còn lại)
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng
- Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại; nhưng tỏ ra run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, đắn đo…).
- Vào cuộc chiến:
- Hiệp 1: Mtao Mxây múa khiên trước (khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô) → lộ rõ sự kém cỏi, nhưng vẫn nói những lời huênh hoang (quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, xéo nát đất đai thiên hạ…). Còn Đăm Săn vẫn bình tĩnh, thản nhiên.
- Hiệp 2: Đăm Săn múa trước (Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô…). Còn Mtao Mxây hoảng hốt trốn chạy (bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông…).
- Hiệp 3: Đăm Săn múa rất đẹp và dũng mãnh (chàng múa trên cao, gió như bão…múa dưới thấp, gió như lốc…Tr 32 ). Đâm trúng kẻ thù, nhưng không thủng.
- Hiệp 4: Đăm Săn nhờ ông trời chỉ cách đã giết chết kẻ thù.
⇒ Qua cuộc chiến, ta thấy được sự vượt trội của Đăm Săn về tài năng, bản lĩnh, xứng đáng đại diện cho cả cộng đồng.
b. Thái độ của mọi người đối với Đăm Săn
- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần dân làng Mtao Mxây đều hưởng ứng (ba tượng trưng cho số nhiều): “Không đi sao được...” → Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.
- Lời nói của dân làng qua ba lần đối đáp có sự biến đổi, phát triển → Sự thần phục, lòng trung thành tuyệt đối của dân làng Mtao Mxây với Đăm Săn.
- Mọi người cùng nhau ra về theo Đăm Săn, đông vui như hội: “Đoàn người đông như bầy cà tong... cõng nước.”
⇒ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân người anh hùng với cộng đồng, bộ tộc đồng thời cũng thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân người anh hùng – nhân vật kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.
c. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng
- Hành động của Đăm Săn sau chiến thắng:
- Nói với tôi tớ → tự hào, tự tin về sức mạnh của bản thân và sự giàu có của thị tộc.
- Ra lệnh nổi nhiều loại cồng chiêng → thể hiện sức mạnh của nguời anh hùng và sự giàu có của thị tộc
- Hình ảnh Đăm Săn
-
“Đăm Săn nằm tên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một nong hoa”.
-
“Uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.
-
“Là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước…”
-
“Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực…trong bụng mẹ”
→ Những hình ảnh so sánh, phóng đại để ca ngợi một tù trưởng anh hùng. ⇒ Có thể thấy, hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng vọng từ dưới nhìn lên trên, sùng kính, tự hào. Điều này có nghĩa người anh hùng sử thi được tôn vinh tuyệt đối.
- Khung cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn → Cho thấy sự giàu có, sung túc, vững mạnh của tù trưởng Đăm Săn cũng như buôn làng của chàng.
Ví dụ:
Đề: Sau khi học đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây ” (trích sử thi Đăm Săn). Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh với Mtao Mxây?
Gợi ý làm bài
- Mở bài:
- Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến.
- Đăm Săn giới thiệu chung về việc mình chiến thắng Mtao Mxây.
- Thân bài:
- Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh:
- Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây:
- Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình.
- Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sợ, do dự, đắn đo.
- Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp:
- Hiệp một:
- Hiệp hai
- Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp → Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.
- Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu→ càng yếu sức.
- Đăm Săn đớp được miếng trầu → sức chàng tăng lên.
- Hiệp ba
- Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
- Kết bài: Kể kết thúc cuộc chiến ...
3. Soạn bài Chiến thắng Mtao - Mxây
Đăm Săn là tác phẩm sử thi nổi tiếng nhất của dân tộc Ê Đê, đồng thời đây cũng là tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị bậc nhất của nền văn học Việt Nam. Để nắm vững nội dung và kiến thức của văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn taaij đây: Soạn bài Chiến thắng Mtao - Mxây.
4. Một số bài văn mẫu văn bản Chiến thắng Mtao - Mxây
Sử thi Đăm Săn là sử thi anh hùng hào hùng, đẹp đẽ nhất của núi rừng Tây Nguyên được lưu truyền đến bây giờ. Đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm này. Để hiểu rõ và nắm được cách phân tích cũng như cảm nhận về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: